Mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng nền dân chủ XHCN với thực trạng ý thức pháp luật của toàn xã hội còn ở trình độ thấp kém

Một phần của tài liệu Ý Thức Pháp Luật Với Việc Xây Dựng Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 65)

trạng ý thức pháp luật của toàn xã hội còn ở trình độ thấp kém

Nền dân chủ XHCN mà chúng ta đang xây dựng là nền dân chủ đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Nghĩa là chủ thể của dân chủ XHCN là toàn bộ nhân dân trước hết là nhân dân lao động, quyền công dân được bảo đảm bằng kinh tế, chính trị tư tưởng... Trong đó bảo đảm bằng kinh tế là cái quan trọng nhất. Dân chủ đi đôi với công bằng, bình đẳng xã hội, kỷ luật, kỷ cương. Hay nói cách khác, nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân chứ không phải chỉ dân chủ đối với giai cấp thống trị và tầng lớp giàu có trong xã hội.

Mục tiêu cao nhất của nền dân chủ XHCN là giải phóng xã hội, mang lại tự do cho con người, đưa họ trở về vị trí xứng đáng là người làm chủ xã hội. Mục tiêu cụ thể của nó là mọi người đều có quyền tự do tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự do cư trú, đi lại làm ăn, sinh sống trong khuôn khổ pháp luật, thực hiện quyền làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh phân phối và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Vì vậy, con đường xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN là phải thay đổi vị trí của con người lao động trong xã hội, chuyển họ từ vị trí thụ động trong một mô hình cũ sang vai trò người chủ của xã hội. Nói cách khác việc xây dựng nền dân chủ XHCN là nhằm phát huy nhân tố con người, phát huy cao độ tính tự giác và sức sáng tạo to lớn của mọi tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH, đồng thời từng bước xây dựng quyền làm chủ của nhân dân. Vấn đề con người trong xây dựng nền dân chủ XHCN còn có ý nghĩa chống những hành động xâm phạm quyền tự do của công dân, khắc phục những khuynh hướng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan và dân chủ tư sản, đồng thời chống tệ nạn quan liêu, hành vi xâm phạm dân chủ của nhân dân. Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ:

Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Bài học lớn nhất là dân chủ nhất thiết phải đi đôi với kỷ luật kỷ cương. Khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, dứt khoát bác bỏ mọi mưu toan lợi dụng "dân chủ" "nhân dân" nhằm gây rối chính trị, chống phá chế độ, hoặc can thiệp vào nội bộ nước ta [16, tr. 71-72].

Như vậy, nền dân chủ XHCN mà chúng ta đang xây dựng là nền dân chủ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đây là nền dân chủ cao nhất từ trước tới nay. Mục tiêu của nền dân chủ XHCN là như vậy, nhưng thực tế những năm qua chúng ta thấy rằng:

Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ, trong xã hội không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức, có nơi

rất nghiêm trọng. Bệnh quan liêu, tư tưởng, phong kiến, gia trưởng còn nặng. Đồng thời cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không đi liền với thực hiện kỷ luật và pháp luật. Cơ chế và pháp luật bảo đảm thực hiện dân chủ chưa được cụ thể hóa đầy đủ [15, tr. 41-42].

Từ nhận thức trên đây chúng ta thấy rằng, muốn đáp ứng được mục tiêu xây dựng nền dân chủ XHCN đòi hỏi ý thức pháp luật phải ở trình độ cao, ở trình độ tương xứng đáp ứng mục tiêu nền dân chủ XHCN đã đặt ra. Nhưng trên thực tế, mặt bằng chung về ý thức pháp luật của toàn xã hội còn thấp. Đó là vấn đề đang đặt ra đòi hỏi cần phải được giải quyết.

Muốn xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật, cần phải nhanh chóng tạo lập tiền đề kinh tế - xã hội thích ứng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập, nhưng trên thực tế điểm xuất phát đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là rất thấp, thấp cả về cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, trước đổi mới nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Hơn nữa nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và chưa trải qua nền dân chủ tư sản và "xã hội công dân", mà từ "xã hội thần dân" phong kiến và xã hội thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội. Người dân Việt Nam có thói quen sống theo lệ làng, lối sống theo pháp luật chưa phổ biến. Trong thời chiến tranh, bao cấp cũng vậy họ chưa có thói quen xử sự theo pháp luật mà chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính từ trên xuống. Những hạn chế này là lực cản cho việc nâng cao ý thức pháp luật cá nhân và ý thức pháp luật toàn xã hội. ý thức pháp luật thấp kém của xã hội được thể hiện trên các lĩnh vực hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành văn bản pháp quy còn nhiều sai sót, sai về hình thức, nội dung, trình tự, thẩm quyền theo luật quy định. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa VII) về bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước chỉ rõ: Bệnh quan liêu phổ biến và nghiêm trọng, biểu hiện ở tinh thần thiếu trách nhiệm, cửa quyền, thiếu dân chủ và ý thức phục vụ nhân dân ; tình trạng phân tán thiếu kỷ luật, kỷ cương không chỉ ở địa phương mà ở cả Trung ương; pháp luật và trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm nặng nề, không ít chủ trương, chính sách bị vận dụng tùy tiện, thậm chí

vô hiệu hóa mà không bị xử lý được trách nhiệm. Nạn tham nhũng tràn lan vừa tinh vi, trắng trợn. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của ý thức pháp luật, ý thức pháp luật chưa ở trình độ cao chưa đáp ứng được mục tiêu dân chủ XHCN đã đề ra. Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, thậm chí là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như tham nhũng, ăn hối lộ, buôn bán vận chuyển chất ma túy, tiếp tay cho bọn làm ăn phi pháp. Vụ án Tân Trường Sanh năm 1998 (tại Thành phố Hồ Chí Minh) là một ví dụ, với 74 bị cáo trong đó có hơn 50 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức nhà nước và đảng viên, 17 bị cáo nguyên là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng của 8 doanh nghiệp nhà nước. Sở dĩ có những sai phạm trên là do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã không làm đúng các quy định của pháp luật, công tác kiểm tra, thanh tra bị buông lỏng, chồng chéo kém hiệu quả. Tình hình trên cho thấy thực trạng ý thức pháp luật, tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ công chức nhà nước là đáng lo ngại. ý thức pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước còn nhiều hạn chế như vậy, thì việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân sẽ ra sao, mục tiêu dân chủ XHCN sẽ như thế nào? Đây là vấn đề nhức nhối đang được đặt ra.

Thực trạng ý thức pháp luật của nước ta từ trước đến nay và đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hiện nay là không ít người có bằng cấp về ngành luật, nhưng các chuyên gia thực sự, am hiểu một cách sâu sắc và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đời sống pháp luật lại thiếu hụt một cách trầm trọng. Đó là hệ quả tất yếu của việc cho mở cửa của hình thức đào tạo cử nhân luật dưới hình thức chính quy, bán chính quy, mở rộng và đặc biệt là tại chức một cách tràn lan, thiếu sự kiểm tra, giám sát về mặt chất lượng, nội dung và kết quả đào tạo nên nhiều nơi nhiều lúc biện pháp này trở thành một "dịch vụ" mua bán bằng cấp, kiến thức hơn là việc mở mang, nâng cao kiến thức về pháp luật.

Đối với nhân dân lao động thì tình trạng vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng tăng, tăng cả về số lượng và chất lượng. Tăng nhiều ở tội phạm buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái pháp các chất ma túy, tội hiếp dâm trẻ em, vi phạm luật hôn nhân gia đình, vi phạm luật lệ giao thông làm cho tai nạn giao thông tăng đến mức báo

động. Hiện tượng vi phạm pháp luật trên là do thiếu hiểu biết về pháp luật do xem thường pháp luật và do sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bên cạnh đó có cả sự quản lý yếu kém của Nhà nước.

Trong cơ chế thị trường tình hình tội phạm ở nước ta vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, trong cơ cấu tội phạm thì người lao động chiếm 70% trong đó có 30% tội phạm là người lao động không có việc làm…(phụ lục).

Như vậy, trình độ hiểu biết pháp luật nhìn chung còn thấp (thậm chí rất thấp ở các vùng đồng bào dân tộc). Do vậy, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật cho cán bộ và nhân dân là yêu cầu quan trọng nhất của việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay. Việc này không thể trong ngày một ngày hai mà phải có thời gian, có biện pháp thích hợp với từng đối tượng.

Mười bảy năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Song do nhiều nguyên nhân, trong quá trình phát triển nó chưa đạt tới đỉnh cao, nhưng so với thời kỳ trước đổi mới ý thức pháp luật của toàn xã hội và từng cá nhân ở Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đối với mục tiêu xây dựng nền dân chủ XHCN, quyền lực thực tế thuộc về nhân dân, quyền công dân, quyền tự do, bình đẳng được bảo đảm bằng pháp luật thì ý thức và áp dụng pháp luật trong giai đoạn này chưa tương xứng, ý thức pháp luật của toàn xã hội nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển của nền dân chủ XHCN.

Một phần của tài liệu Ý Thức Pháp Luật Với Việc Xây Dựng Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)