Ảnh hưởng của lệ làng

Một phần của tài liệu Ý Thức Pháp Luật Với Việc Xây Dựng Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 47)

Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là Nhà nước Văn Lang (thời Hùng Vương) ra đời khoảng thế kỷ VII - VI trước công nguyên. Đặc điểm kinh tế - xã hội thời kỳ này là những gia đình nhỏ đã ra đời, bên cạnh đó vẫn tồn tại gia đình lớn cùng với quá trình phát triển của gia đình nhỏ, công xã thị tộc dần dần tan rã nhường chỗ cho công xã nông thôn. C. Mác đã chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn: Đó là tập đoàn xã hội đầu tiên của những người tự do; ruộng đất thuộc quyền sở hữu đầu tiên của những người tự do; ruộng đất thuộc quyền sở hữu công xã và được chia cho các thành viên: nhà ở và vật phụ thuộc của nó thuộc quyền sở hữu người lao động. Đây là tiền đề kinh tế - xã hội quy định đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Việt Nam luôn trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, do đó các thành viên trong cộng đồng tất yếu phải liên kết với nhau. Từ đó công xã nông thôn dần dần phát triển các đơn vị làng xã, lúc đầu các quy định xử sự chung cho cộng đồng chỉ là những phong tục, tập quán, thói quen, sau nâng lên thành "lệ làng".

Thời kỳ Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, kinh tế còn giản đơn thô sơ làm cho quan hệ xã hội thuần hậu, chất phác. Nên tư tưởng pháp luật thời kỳ này rất sơ khai, nhìn chung, người dân chỉ có thói quen thực hiện theo phong tục, tập quán, họ chưa có ý thức hay nhận thức về pháp luật.

Một phần của tài liệu Ý Thức Pháp Luật Với Việc Xây Dựng Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay (Trang 47)