- Giới thiệu đối tượng Tạo hứng thú, nhu
3.3.6. Kết quả thực nghiệm
Đánh giá qua phỏng vấn trẻ
Sau tiết dạy, người nghiên cứu đã trực tiếp trò chuyện, trao đổi với trẻ để nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của trẻ. Căn cứu vào nội dung đánh giá, người nghiên cứu đánh giá theo các mức độ sau:
-76-
- Trẻ tốt: Ngoài việc nắm được các đặc điểm đặc trưng của đối tượng trẻ còn biết phân biệt, khái quát được những đặc điểm chung của đối tượng/nhóm đối tượng, tích cực tham gia thảo luận, biết vận dụng kiến thức đã học vào trong các hoạt động…
- Trẻ khá: Trẻ nắm được tất cả các đặc điểm của đối tượng, biết phân loại, phân nhóm đối tượng, tích cực tham gia thảo luận nhưng chưa biết vận dụng kiến thức vào các hoạt động.
- Trẻ trung bình: Trẻ chỉ nắm dưới 3 đặc điểm của đối tượng.
Tốt Khá Trung bình Xếp loại Tiêu chí đánh giá Lớp Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % TN 14 70 6 30 0 0 Kiến thức ĐC 10 50 9 45 1 5 TN 18 90 2 10 0 0 Kỹ năng ĐC 10 50 8 40 2 10 TN 19 95 1 5 0 0 Thái độ ĐC 18 90 2 10 0 0
Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm sử dụng phương pháp quan sát Nhận xét
Qua bảng kết quả người nghiên cứu thấy:
Nhóm đối chứng:
- Về kiến thức: Do trẻ chỉ thụ động QS dưới sự hướng dẫn của GV và trẻ không được trực tiếp tự cảm nhận về đối tượng nên trẻ không nắm vững kiến
-77-
thức, một số trẻ chưa nêu được đầy đủ đặc điểm của các con vật. Điều này thể hiện ở kết quả kiểm tra của các trẻ: (50%) số trẻ đạt loại tốt; (45%) số trẻ đạt loại khá; (5%) đạt loại trung bình.
- Về kĩ năng: Trẻ nhóm đối chứng kĩ năng sử dụng PPQS khám phá MTXQ
có sự chênh lệch so với nhóm thực nghiệm, trẻ thao tác QS còn lúng túng, một số trẻ chưa biết cách hoạt động theo nhóm, chưa nắm được quy trình tiến hành và còn vụng về: (50%) có kĩ năng tốt, nắm được quy trình QS; (40%) số trẻ còn hơi lúng túng khi được hỏi về quy trình QS; (10%) số trẻ sử dụng PPQS chưa được thành thạo.
- Về thái độ: Trong quá trình tham gia vào tiết học, trẻ lớp đối chứng khả năng tập trung chú ý chưa cao, còn một số trẻ chưa thực sự hứng thú với quan sát. Trẻ thường bị phân tán và nói chuyện. Bởi vậy, chỉ có (90%) số trẻ chăm chú lắng, hứng thú với việc QS; (10%) số trẻ không quan tâm nhiều đến việc QS.
Nhóm thực nghiệm:
- Về kiến thức: Trẻ được trực tiếp tự cảm nhận về đối tượng và tham gia thảo
luận theo nhóm để tìm hiểu về đối tượng nên trẻ rất hứng thú với tiết học, hầu hết các trẻ hoạt động tích cực. Chính vì vậy, trẻ nắm vững các đặc điểm đặc trưng của các con vật. Điều này thể hiện rất rõ ở kết quả kiểm tra: (70%) số trẻ đạt tốt; (30%) số trẻ đạt loại khá; không có trẻ nào đạt loại trung bình.
- Về kỹ năng: Khám phá MTXQ thông qua hoạt động hướng dẫn nhiệt tình
của giáo viên, trẻ được thực hành, thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức mà mình có để tiến hành QS. Vì vậy, kỹ năng QS của trẻ ở nhóm thực nghiệm vượt trội hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Chính vì vậy có: (90%) số trẻ có kỹ năng thực hành quan sát tốt; (10%) số trẻ biết cách QS.
-78-
- Về thái độ: Do sự hướng dẫn của GV, trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào
tiết học nên có (90%) số trẻ tích cực hoạt động với thái độ tốt; (10%) số trẻ chú ý tham gia.
Sau khi thực nghiệm, kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Qua phân tích kết quả trên, người nghiên cứu nhận định rằng: “Quy trình sử dụng PPQS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về TGĐV theo hướng phát huy TTC” bước đầu đã đạt những kết quả đáng khích lệ - đây là một tín hiệu cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp.