Giới thiệu mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 36)

a. Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ Về kiến thức

Củng cố, chính xác hóa những biểu tượng cũ; cung cấp biểu tượng mới và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh một cách khoa học, hệ thống.

- Biểu tượng đã có là cơ sở để trẻ lĩnh hội biểu tượng mới. Vì vậy trước khi cung cấp những biểu tượng mới cần phải củng cố những biểu tượng cũ. Lấy đó làm căn cứ để cung cấp những biểu tượng mới. Hơn thế nữa, trẻ em từ dưới 6 tuổi, khả năng ghi nhớ chưa bền vững nên trẻ nhanh quên nên phải củng cố và làm chính xác hoá những biểu tượng cũ.

- Thế giới xung quanh rất đa dạng và phong phú, muôn hình, muôn vẻ. Ngoài việc cung cấp những biểu tượng mới, làm chính xác những biểu tượng cũ thì mở rộng hiểu biết cho trẻ cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Cần tổ chức cho trẻ hoạt động nhận biết những sự vật và hiện tượng mới lạ, đồng thời khám phá những mối quan hệ đơn giản giữa chúng.

- Cần giúp trẻ tích luỹ vốn kiến thức một cách hệ thống, tổng hợp và khái quát. Trong khi tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ cần giúp trẻ gọi tên chính xác sự vật, hiên tượng; nhận biết những dấu hiệu bề ngoài cơ bản có ý nghĩa trong việc xác định đối tượng và mối liên quan giữa đối tượng - đối tượng, mối liên quan đối tượng - con người...

-37-

- Phát triển các thao tác tư duy, các quá trình tâm lý

Khi tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ GV cần cho trẻ biết so sánh các sự vật, hiện tượng; biết phân nhóm, phân loại sự vật hiện tượng; biết tìm ra các môí quan hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng... nhằm dạy trẻ tiến hành các thao tác tư duy, rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hoá sự vật, hiện tượng xung quanh.

Sự nhận biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng cần có sự tham gia của các quá trình tâm lý. Cảm giác và tri giác là hai quá trình tâm lý quan trọng. Chính vì thế, GV cần quan tâm đến việc rèn luyện và phát triển cảm giác, tri giác cho trẻ. Trong đó, cảm giác phải chính xác, nhanh nhạy.

Rèn luyện chú ý và ghi nhớ có chủ định: Thường xuyên cho trẻ nhận biết các đối tượng mới lạ, hấp dẫn. GV nên sáng tạo ra nhiều thủ thuật nhằm kích thích hứng thú học tập của trẻ, cần phải có kế hoạch ôn tập và kiểm tra kiến thức mà trẻ đã lĩnh hội được. GV yêu cầu trẻ thực hành những bài tập đơn giản nhằm rèn luyện chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ

Mở rộng vốn từ, tích cực hoá vốn từ theo từ loại, hệ thống hoá vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ hướng tới. Cần mở rộng vồn từ cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên sử dụng vốn từ của mình.

Ngoài ra cần dạy trẻ diễn đạt vấn đề mạch lạc, dễ hiểu, lôgíc; thái độ diễn đạt tự tin, mạnh dạn, biết nhận xét, biết tỏ thái độ và biết tôn trọng người khác khi trình bày. Tập cho trẻ nói câu đủ thành phần, đủ ý, đúng ngữ pháp và những câu có cảm xúc.

-38-

Về giáo dục

- Dạy trẻ biết yêu quý, gần gũi, có thiện cảm, mong muốn được bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Những vấn đề quan trọng nhất là giáo dục cho trẻ cái tâm tốt với môi trường sống: Trẻ không tham lam, không ích kỉ, biết sống nhân hậu với con người, động vật và cỏ cây hoa lá; sống hoà đồng, gần gũi và gắn bó với MTXQ.

- Hình thành và rèn luyện thói quen và kĩ năng cần thiết; hành vi văn hóa, văn minh như: Các thói quen vệ sinh, thói quen lễ phép trong giao tiếp, kĩ năng lao động tự phục vụ, chăm sóc cây cối và các kĩ năng học tập.

Ngoài ra còn giáo dục dinh dưỡng, giáo dục sức khoẻ... giúp hình thành ở trẻ một số khả năng tự phục vụ bản thân.

b. Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ

Giới thiệu chung: Như các môn học khác, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ cũng được thực hiện theo các chủ đề khác nhau. Dưới đây khái quát các chủ đề trong nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ:

Môi trường xung quanh

Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội

Thiên nhiên hữu sinh + Động vật + Thực vật Thiên nhiên vô sinh + Đất, đá, sỏi, cát + Nước + Không khí… + Ánh sáng Hiện tượng tự nhiên + Mưa +Gió + Nắng + Các mùa Đồ vật + Đồ dùng + Đồ chơi + Phương tiện giao thông Môi trường hẹp + Bản thân + Gia đình + Trường mầm non Môi trường rộng + Quê hương + Nghề nghiệp + Các quy định, luật lệ + Đất nước + Bác Hồ

-39-

Bảng 1.1. Các chủ đề trong nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ

1.4.2. Nội dung KPKH về chủ đề TGĐV lứa tuổi mẫu giáo lớn

a. Mục tiêu của chủ đề TGĐV Phát triển thể chất

- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản : bò, trườn, chạy, nhảy, tung, bắt…

- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toan khi tiếp xúc với con vật

- Biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe của con người.

Phát triển nhận thức

- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các con vật quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng

- Biết được ích lợi cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người - Biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh sản, vận động…) của các con vật

-40-

- Biết so sánh kích thước của 3 đối tượng và diễn đạt kết quả (nhỏ nhất / to nhất, cao nhất / thấp nhất, dài nhất / ngắn nhất…)

- Phân biệt khối cầu - khối trụ, khối vuông - khối chữ nhật qua một số đặc điểm nổi bật

- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9 - Biết tách, gộp các đối tượng trong phạm vi 9

- Biết phân nhóm đồ vật và tìm dấu hiệu chung.

Phát triển ngôn ngữ

- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi

- Biết nói lên những điều trẻ QS, nhận xét được và biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn

- Nhận biết được các chữ cái qua tên gọi các con vật

- Kể được chuyện về một số con vật gần gũi (qua tranh, ảnh, QS con vật) - Biết xem sách, tranh, ảnh về các con vật.

Phát triển tình cảm - xã hội

- Yêu thích các con vật nuôi

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quý hiếm - Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi sống gần gũi trong gia đình - Quý trọng người chăn nuôi

- Tập cho trẻ một số phẩm chất và kĩ năng sống phù hợp : Mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc được giao (chăm sóc con vật nuôi…)

Phát triển thẩm mĩ

- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật

-41-

- Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình về các con vật theo ý thích.

b. Yêu cầu, nội dung các đề tài của chủ đề TGĐV trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ

Nội dung làm quen với TGĐV của trẻ 5-6 tuổi chủ yếu thông qua hoạt động LQVMTXQ. Đây là hoạt động chủ yếu để tổ chức cho trẻ được tìm hiểu khám phá TGĐV. Nội dung này bao gồm các chủ đề sau: Động vật nuôi trong gia đình, một số con vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, côn trùng - chim.

Đề tài 1: Một số con vật nuôi trong gia đình

- Về kiến thức:

+ Biết tên gọi và một số đặc điểm của một số con vật (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, vận động, sinh sản…)

+ Biết mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động hoặc cách kiếm ăn của chúng

+ Biết ích lợi của các con vật - Về kĩ năng:

+ Rèn luyện các kĩ năng tri giác, so sánh, phân nhóm đối tượng. + Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Về giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý, mong muốn được chăm sóc và có một số kĩ năng, thói quen chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

Đề tài 2: Động vật sống trong rừng

- Về kiến thức:

+ Biết tên gọi, đặc điểm của một số con vật sống trong rừng (cấu tạo, hình dáng, thức ăn, vận động…)

-42-

+ Biết ích lợi và tác hại của một số con vật sống trong rừng. - Về kĩ năng:

+ Rèn luyện các kĩ năng tri giác, so sánh, phân nhóm đối tượng. + Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Về giáo dục: Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ chúng và cách giữ an toàn khi tiếp xúc với những con vật có hại.

Đề tài 3: Động vật sống dưới nước

- Về kiến thức:

+ Biết tên gọi và đặc điểm của một số loại động vật sống dưới nước (màu sắc, hình dạng, cấu tạo, vận động, môi trường sống…)

+ Ích lợi và một số món ăn được chế biến từ cá, tôm, cua, ốc…

- Về kĩ năng:

+ Rèn luyện các kĩ năng tri giác, so sánh, phân nhóm đối tượng. + Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Về giáo dục: Biết chăm sóc, bảo vệ cá và giữ gìn môi trường ao, hồ, sông, biển không bị ô nhiễm.

Đề tài 4: Côn trùng - chim

- Về kiến thức:

+ Nhận biết, gọi tên một số loại côn trùng và chim quen thuộc qua đặc điểm cấu tạo, vận động, nơi sống, thức ăn…

+ Biết ích lợi và tác hại của một số loại chim và côn trùng - Về kĩ năng:

+ Rèn luyện các kĩ năng tri giác, so sánh, phân nhóm đối tượng. + Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

-43-

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)