Thực trạng vận dụng PPQS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về TGĐV theo hương phát huy TTC của trẻ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 50)

TGĐV theo hương phát huy TTC của trẻ

* Đánh giá của GV về vai trò của PPQS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về MTXQ theo hướng phát huy TTC

Khảo sát qua phiếu điều tra:

Rất cần thiết Cần thiết

Mức độ

SL % SL %

Vai trò của PPQS 81 90 9 10

Bảng 2.1:Vai trò của PPQS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về

MTXQ theo hướng phát huy TTC

Khi điều tra ý kiến của một số GV mầm non về việc cần thiết phải sử dụng PPQS trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ theo hướng phát huy TTC của trẻ thì 100% GV cho rằng đây là phương pháp quan trọng và cần thiết (rất cần thiết: 90%, cần thiết: 10%). Qua phỏng vấn, đa số GV cho rằng đây là phương pháp rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Thông qua QS, trẻ được trực tiếp khám phá, tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiện tượng. Một số GV nhận định tuy là

-51-

PPDH truyền thống nhưng nếu GV có cách tổ chức hợp lí sẽ phát huy được TTCNT của trẻ, làm cho trẻ say mê hoạt động và hứng thú khám phá đối tượng.

Khảo sát qua QS, dự giờ:

Qua QS, người nghiên cứu nhận thấy rằng: Khi sử dụng PPQS để khám phá MTXQ có một số trẻ chưa thực sự chú ý. Nhưng khi GV đến các nhóm hướng dẫn thì trẻ lại hứng thú, tích cực cùng các bạn QS, thảo luận, khám phá đối tượng. Điều này cho thấy để tập trung sự chú ý và phát huy TTC của trẻ trong quá trình QS thì vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV cũng rất quan trọng.

Khảo sát qua phỏng vấn

Đa số GV đều nhận thấy được tầm quan trọng của PPQS trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về MTXQ theo hướng phát huy TTC. Trên thực tế cho thấy CTLQVMTXQ là một trong những môn học khá quan trọng trong chương trình GDMN. Vì vậy, GV phải vận dụng PPDH này một cách cần thiết phù hợp với chương trình đổi mới hiện nay.

* Thực trạng sử dụng PPQS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về MTXQ ở trường mầm non

Qua tiến hành điều tra bằng phiếu, dự giờ, nghiên cứu giáo án và kết hợp phỏng vấn GV, người nghiên cứu đã tổng hợp quy trình tổ chức cho trẻ QS trong một tiết học khám phá về MTXQ gồm các bước sau (sau khi đã xây dựng kế hoạch QS):

- Bước 1: Gây hứng thú để tạo tâm thế cho trẻ khi QS - Bước 2: Tổ chức QS:

+ GV hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng QS

+ GV hướng dẫn trẻ QS thông qua hệ thống câu hỏi về đối tượng + Trẻ lần lượt trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra

-52-

- Bước 3: GV tổng kết và rút ra kiến thức chung

Nhận xét:

- Thông qua nghiên cứu giáo án và dự giờ, người nghiên cứu nhận thấy nhiều GV còn ít có sự đầu tư trong việc chuẩn bị và thiết kế bài học. Việc soạn giáo án còn mang tính hình thức. Một số GV chưa thực sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng nội dung tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ dẫn tới nội dung bài học thiếu sinh động, hấp dẫn, ít thu hút hứng thú của trẻ. Khi rút ra những thông tin qua nội dung cho trẻ khám phá, GV ít suy nghĩ xem những thông tin đó có liên hệ gì với kinh nghiệm của trẻ và các em có thể áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu bài dạy và trao đổi trực tiếp với một số GV cho thấy một số GV không hề có ý tưởng liên hệ hay mở rộng hiểu biết cho trẻ về đối tượng.

- GV thường chỉ hướng tới trình độ chung của lớp và coi phần lớn trẻ (không phải tất cả) biết cách QS và nhớ kiến thức là coi như tiết học đạt hiệu quả. GV không quan tâm đến mỗi cá nhân trẻ cụ thể trong lớp có học thực sự hay không. Thực tế GV ít đầu tư nghiên cứu trong việc lựa chọn đối tượng QS, xây dựng nội dung QS sao cho nội dung đó có thể thu hút sự quan tâm và thúc đẩy mọi trẻ trong lớp học tập, khám phá. Đây cũng là hạn chế chung thường thấy ở các lớp học: GV chủ yếu hướng tới một bộ phận trẻ chứ không phải tất cả trẻ trong lớp.

- Trẻ chủ yếu tập trung QS, lắng nghe những điều GV đã nói, đã làm rồi cố gắng ghi nhớ, bắt chước, làm theo. Mức độ tham gia của trẻ (nếu có) là trả lời các câu hỏi GV đặt ra. Tiêu chí đánh giá của GV chỉ là trẻ ghi nhớ kiến thức ở cuối bài học. Và việc khai thác quy trình để biết cách QS luôn được GV hướng dẫn mẫu, trẻ ngầm hiểu là phải làm đúng theo hướng dẫn đó. GV ít nghĩ tới sự quan tâm và hứng thú của trẻ.

-53-

* Thực trạng việc sử dụng các loại đồ dùng, phương tiện trực quan trong các giờ học ở trường mầm non

Biểu đồ 2.2: Thực trạng việc sử dụng các loại đồ dùng, phương tiện trực quan trong các trường mầm non

71 29 29 97 3 74 26 49 51 66 34 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 VT TV MH TBH§ §DTL Th-êng xuyªn ThØnh tho¶ng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo biểu đồ trên, mức độ GV thường xuyên sử dụng tranh vẽ trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ là rất cao (97%). Tuy nhiên trên thực tế, người nghiên cứu nhận thấy các loại phương tiện này ít kích thích được TTCNT của trẻ. Bởi vì tranh vẽ chưa phản ánh được đầy đủ bản chất của đối tượng cũng như chưa đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ và yêu cầu sư phạm.

Sau tranh vẽ mức độ sử dụng vật thật trong các giờ học cũng khá cao (71%). Như vậy GV đã ý thức được vai trò của vật thật đối với sự việc kích thích TTCNT của trẻ. Vật thật dễ phát huy được TTCNT của trẻ vì tính sinh động của nó. Tuy nhiên việc sử dụng vật thật nhiều khi còn chưa mang lại hiệu quả như mong

Phương tiện, TBDH Mức độ

sử dụng (%)

-54-

muốn, có trường hợp GV chuẩn bị rất nhiều đồ dùng nhưng chưa đi sâu khai thác hết giá trị của vật thật.

Ngoài ra, 66% GV sử dụng các đồ dùng tự làm để phong phú thêm đồ dùng dạy học như rối tay, rối dẹt…

Các phương tiện, thiết bị hiện đại như máy tính, băng hình, băng tiếng ít được sử dụng chỉ có 49%. Việc dạy học thông qua các phương tiện này rất có ích đối với việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ như giúp trẻ thấy được quá trình phát triển từ cây bằng hạt mà mắt thường không thể thấy được.

Tuy nhiên, nếu GV quá lạm dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại cũng làm giảm TTC ở trẻ và việc sử dụng các phương tiện, thiết bị này cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, từng địa phương cũng như trình độ của GV ở trường đó.

Như vậy trong các giờ học ở trường mầm non GV thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học để kích thích TTC của trẻ tuy nhiên các phương tiện, thiết bị hiện đại vẫn chưa được chú trọng do còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất ở trường.

* Thực trạng nhận thức của GV về dạy học phát huy TTC

Biểu đồ 2.3: Thực trạng nhận thức của GV về dạy học phát huy TTC của trẻ

Ý kiến (%)

-55- 37 37 11 89 0 20 40 60 80 100 1 2 3 Chú thích:

1: GV tổ chức cho trẻ thực hiện nhiệm vụ cụ thể nhằm vận dụng những kến thức đã học vào cuộc sống

2: Trẻ tham gia vào các chương trình được GV hoạch định nhằm đem lại lợi ích cho một đối tượng cụ thể

3: Là mô hình dạy học, ở đó người dạy khai thác được động cơ học tập nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ

Nhận xét:

Qua phỏng vấn kết hợp điều tra nhận thức của GV về khái niệm dạy học phát huy TTC của trẻ cho thấy GV đã có những hiểu biết khá đầy đủ về dạy học phát huy TTC:

89% GV cho rằng dạy học phát huy TTC là mô hình dạy học, ở đó người dạy khai thác được động cơ học tập nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó vẫn còn một số GV bị nhầm lẫn khái niệm này với khái niệm dạy học theo lối áp đặt, không phát huy được tính TCNT của trẻ. 37% GV cho rằng: Dạy học phát huy TTC là dạy học mà GV tổ chức cho trẻ thể hiện những nhiệm vụ cụ thể nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, chỉ có

-56-

11% GV cho rằng dạy học phát huy TTC là dạy học mà trẻ tham gia vào chương trình được GV hoạch định nhằm đem lại lợi ích cho một đối tượng

* Thực trạng nhận thức của GV về biểu hiện TTC của trẻ

Biểu đồ 2.4: Thực trạng nhận thức của GV về biểu hiện TTC của trẻ

63 72 72 43 86 54 81 60 40 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 4 5 6 7 8 Chú thích:

1: Ngoan ngoãn, chăm chú lắng nghe cô giảng bài và giao nhiệm vụ 2: Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến

3: Luôn đặt ra câu hỏi

4: Trẻ hứng thú, say mê quan sát theo yêu cầu của cô 5: Cố gắng tiến hành đúng các quy trình quan sát

6: Trẻ đưa ra các kết quả quan sát chính xác và khoa học 7: Tích cực tham gia thảo luận, bổ sung ý kiến của bạn

8: Có khả năng vận dụng những kiến thức và xử lý tình huống mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ trên cho thấy nhiều GV đã có những hiểu biết nhất định về TTC và biểu hiện của TTC, tuy vậy sự hiểu biết của GV còn chưa sâu sắc. Đa số GV thường đánh giá biểu hiện TTC của trẻ ở những biểu hiện bên ngoài, như: Những trẻ hay giơ tay, hay nói, nhanh nhẹn, phản xạ nhanh với câu hỏi của GV… thì trẻ

Biểu hiện TTC Ý kiến (%)

-57-

đó tích cực. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ trên. Trong số những mô tả về biểu hiện của TTC thì kết quả lựa chọn cho các ý kiến: Trẻ hăng hái tham gia phát biểu ý kiến (72%); ngoan ngoãn, chăm chú lắng nghe cô giảng (63%). Những biểu hiện này thường dễ thấy và khá phổ biến. Qua QS và điều tra thực tiễn giảng dạy, người nghiên cứu nhận thấy trong giờ học có nhiều trẻ giơ tay ngay cả khi cô giáo chưa đặt xong câu hỏi. Tuy nhiên, khi đứng lên thì trẻ không trả lời được hoặc trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi. Có thể giải thích hiện tượng này là do trẻ quá nôn nóng tham gia vào hoạt động nhằm khẳng định mình trong tập thể, hay với mong muốn được cô khen ngợi và quan tâm. Do vậy, trẻ đã bỏ qua các thao tác tư duy như nghe kĩ câu hỏi, hiểu rõ nhiệm vụ thực hiện trước khi trả lời hoặc thực hành. Điều này sẽ hình thành kĩ năng học tập không tốt ở trẻ. Vì thế, chỉ qua những biểu hiện bề ngoài để đánh giá TTC của trẻ thì chưa thật chính xác phải kết hợp với những biểu hiện khác hoặc những yêu cầu phụ kèm theo như phát biểu đúng trọng tâm, thực hành đúng kĩ năng… thì mới đủ để đánh giá trẻ có tích cực hay không.

Những biểu hiện bên trong của TTCNT của trẻ cũng được GV quan tâm nhưng tỉ lệ không đồng đều. Theo họ biểu hiện đặc trưng nhất của TTCNT của trẻ là trẻ hứng thú say mê QS theo yêu cầu của cô 86%, tích cực tham gia thảo luận bổ sung ý kiến của bạn (60%). Tuy nhiên họ lại chưa có cái nhìn toàn diện về TTCNT bên trong của trẻ. Có khả năng vận dụng những kiến thức xử lý tình huống mới chỉ có 40% ý kiến cho là đặc trưng nhất.

* Thực trạng vận dụng PPQS theo hướng phát huy TTC của trẻ trong các trường mầm non

-58-

Phần lớn GV đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới PPQS. Tuy nhiên, nhiều GV vẫn lệ thuộc vào giáo án mẫu; chưa thực sự quan tâm đến đổi mới PPDH, ít có sự đầu tư cho bài dạy; chưa chú trọng rèn cho trẻ cách thức QS dẫn tới trẻ thường thụ động khi QS, khám phá đối tượng. Một số GV còn hạn chế trong tiếp cận với dạy học theo định hướng đổi mới, chưa mạnh dạn thay đổi dạy học phù hợp với các đối tượng trẻ trong lớp và thực tiễn của từng địa phương.

Nhận xét qua dự giờ, phỏng vấn GV:

Liên quan đến việc đổi mới tiến trình QS ở phần sau của đề tài, người nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu việc tổ chức cho trẻ QS của GV theo quan điểm đổi mới hiện nay, đó là dạy và học theo hướng phát huy TTC.

Qua điều tra và khảo sát thức tế (trực tiếp dự giờ, kết hợp phỏng vấn một số GV), người nghiên cứu đã tổng hợp một số vấn đề về việc đổi mới PPQS theo hướng phát huy TTC hiện nay như sau:

- Hầu hết GV được điều tra đều hiểu chưa đúng về việc tổ chức cho trẻ QS theo hướng phát huy TTC. Các hoạt động tổ chức cho trẻ QS đa phần được GV tổ chức một cách đơn điệu, thụ động theo những giáo án mẫu. GV chủ yếu tập trung vào việc thuyết trình, giảng giải, ít khơi gợi được hứng thú trí tuệ và nhu cầu khám phá của trẻ.

- Tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ không chỉ đơn giản là cung cấp những kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mà còn đòi hỏi bước đầu phát triển tư duy lôgic cho trẻ. Mục đích hướng tới là giúp trẻ có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết những nhiệm vụ, những vấn đề đơn giản trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều GV còn hạn chế trong việc tiếp cận với PPDH tích cực. Ngoài ra, do thiếu lòng tin vào khả năng học tập của trẻ (GV thường giảng bài, giải thích cặn kẽ vì sợ trẻ không hiểu) nên hầu như GV là

-59-

người đưa ra và giải thích cho mọi vấn đề. Đây là một hạn chế còn phổ biến trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay.

- Nhiều GV đã nhận thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng của hứng thú tới chất lượng học tập của trẻ nên đã có những biện pháp nhằm kích thích và duy trì hứng thú cho trẻ trong suốt giờ học. Tuy nhiên, đa số GV kích thích hứng thú của trẻ bằng cách chuẩn bị nhiều đồ dùng, phương tiện trực quan hấp dẫn nhằm thu hút sự tập trung chú ý của trẻ trong khi không phải đồ dùng trực quan nào cũng có thể lôi cuốn và giúp trẻ hiểu bài sâu.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 50)