Đổi mới tiến trình QS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về TGĐV theo hướng phát huy TTC

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 71)

- Giới thiệu đối tượng Tạo hứng thú, nhu

2.3.6. Đổi mới tiến trình QS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về TGĐV theo hướng phát huy TTC

TGĐV theo hướng phát huy TTC

a. Mô tả tiến trình QS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về TGĐV (chi tiết các bước trong quy trình xem chương 1)

Chuẩn bị: Xây dựng kế hoạch QS

- Xác định mục đích - Lựa chọn đối tượng QS

- Xác định thời gian, địa điểm, vị trí QS, câu hỏi hướng dẫn trẻ QS, tri giác đối tượng…

Cách tiến hành:

- Mở đầu QS: Gây hứng thú để tạo tâm thế cho trẻ khi QS - Hướng dẫn QS:

+ GV hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng QS + Đặt câu hỏi về các đặc điểm mà trẻ cần phát hiện + Trẻ lần lượt trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra - Kết thúc QS: GV tổng kết và rút ra kiến thức chung

-72-

b. Tiến trình QS trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn KPKH về TGĐV theo hướng phát huy TTC

Chuẩn bị: (bao gồm các công việc như đã trình bày ở mục 1.3.3. Quy trình tiến

hành QS)

Cách tiến hành:

Bước 1: Gây hứng thú: Đây là thời điểm GV kích thích hứng thú và thu hút

sự tập trung sự chú ý của trẻ vào đối tượng QS. Tùy vào tình hình thực tế, GV có thể gây hứng thú cho trẻ bằng các bài hát, bản nhạc, câu chuyện, bài thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ… có liên quan đến đối tượng QS; tổ chức trò chuyện, đàm thoại cùng trẻ hoặc sử dụng một số trò chơi, thủ thuật gây bất ngờ như trời tối trời sáng, trốn cô... Với trẻ mẫu giáo lớn, GV có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, các hoạt động thực hành, trải nghiệm để kích thích nhu cầu khám phá của trẻ.

Bước 2: Tự cảm nhận: GV nêu yêu cầu hoặc đặt câu hỏi để kiểm tra vốn tri

thức và kinh nghiệm mà trẻ đã có. Sau khi trẻ đã tập trung chú ý vào đối tượng QS, GV cho trẻ tiếp xúc trực tiếp, hoạt động với đối tượng, khuyến khích trẻ nhận xét, thảo luận, trao đổi thông tin về đối tượng QS. Tùy vào sở thích và nhu cầu hiểu biết của trẻ, GV tiếp tục khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ đến gần, đi xung quanh, sờ, vuốt ve, ngửi, nếm… Qua đó, tự phát hiện những đặc điểm của đối tượng, đặt câu hỏi hoặc nêu nhận xét, thắc mắc về đối tượng.

Bước 3: Tổ chức quan sát:

- Để phát huy TTC, chủ động của trẻ trong giờ học, GV chia trẻ thành các nhóm để QS.

- GV hướng sự chú ý của trẻ vào đối tượng QS và đặt các câu hỏi gợi mở để hướng dẫn trẻ QS, tri giác để rút ra các đặc điểm của đối tượng (hình dáng, màu sắc, cấu tạo, công dụng, lợi ích…)

-73-

- Khi trẻ đưa ra các phương án giải quyết, GV cần tổ chức cho trẻ được trải nghiệm (trẻ được thao tác, hành động, hoạt động với đối tượng…) sẽ làm cho QS trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, giúp trẻ nhận thức các đặc điểm của đối tượng dễ dàng, sâu sắc và chính xác.Để tạo tâm lí thoải mái và duy trì hứng thú của trẻ trong suốt quá trình QS, GV cần lưu ý kịp thời khen ngợi, động viên, khích lệ trẻ hoặc có thể kết hợp cho trẻ thực hiện một số vận động đơn giản nhằm mô phỏng đối tượng QS.

- GV kết hợp mở rộng hiểu biết cho trẻ về đối tượng hoặc chỉ ra mối liên hệ giữa đối tượng với các đối tượng khác. Với đối tượng QS là động vật, thực vật nên cho trẻ được trò chuyện, bày tỏ cảm xúc, thái độ với các đối tượng.

- Từng nhóm trẻ báo cáo kết quả QS. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Trình bày kết quả QS: Trên cơ sở trẻ đã thu nhận được những hiểu

biết về đối tượng QS, GV gợi mở để trẻ khái quát, mô tả lại những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng đó và những cảm nhận của cá nhân trẻ sau khi QS.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)