Các loại quan sát trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 27)

Trong quá trình KPKH về MTXQ, PPQS là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. QS có thể tổ chức trong tiết học, hoạt động ngoài

-28-

trời, tham quan và sinh hoạt hàng ngày. Việc phân loại QS dựa trên các dấu hiệu khác nhau nhằm giúp GV lựa chọn loại QS phù hợp, đồng thời có thể sử dụng phối hợp các loại QS trong quá trình khám phá mỗi chủ đề. Dưới đây trình bày cách phân loại QS theo tác giả Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân (giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non KPKH về MTXQ, NXB giáo dục, 2008):

* Dựa vào đối tượng quan sát

- Quan sát vật thật: Đó là cây cối, hoa, quả, con vật, đồ vật,... Loại QS này có ưu thế hơn cả trong việc giúp trẻ khám phá những dấu hiệu đặc trưng rõ nét của sự vật, hiện tượng, những biểu hiện, hành động của các con vật… Sử dụng loại QS này, GV có điều kiện tổ chức cho trẻ rèn luyện các giác quan thông qua các hành động trải nghiệm đa dạng. Vật thật cũng là đối tượng dễ gây hứng thú và sự tập trung chú ý, sự say mê khám phá của trẻ.

GV có thể cho trẻ QS một đối tượng hay nhiều đối tượng cùng một lúc. QS một đối tượng có thể áp dụng cho trẻ cả 3 độ tuổi, nhằm giúp trẻ phát hiện các đặc điểm, dấu hiệu bên ngoài đặc trưng rõ nét của sự vật, hiện tượng, về mối liên hệ giữa đối tượng với MTXQ. Với trẻ mẫu giáo nhỡ có thể cho QS 2 đối tượng cùng một lúc, qua đó trẻ phát hiện các dấu hiệu giống và khác nhau của chúng. Mẫu giáo lớn có thể cho trẻ phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau của một đối tượng đang QS và một đối tượng không hiện diện ở trước mặt nhưng trẻ đã được làm quen.

- Quan sát tranh, ảnh, mô hình, băng hình: Trong những trường hợp không thể tổ chức cho trẻ QS vật thật (QS đặc điểm sinh sản và sự phát triển của các con vật, quá trình làm ra đồ vật...), GV có thể sử dụng tranh, ảnh, mô hình, băng hình thay thế. Hạn chế của loại QS này là trẻ không được trực tiếp tiếp xúc, trải nghiệm qua thực tế như QS vật thật, ít có điều kiện sử dụng phối hợp các giác

-29-

quan trong quá trình QS. Để trẻ có được biểu tượng đầy đủ, chính xác về các đối tượng thì GV cần sưu tầm, chuẩn bị nhiều tranh ảnh, băng hình về cùng một đối tượng cho trẻ QS.

- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên như: nắng, mưa, gió, bầu trời ở các thời điểm khác nhau… là những đề tài rất thú vị đối với trẻ. Tuy nhiên, các hiện tượng tự nhiên thường có sự thay đổi ở các thời điểm khác nhau nên việc QS nhiều khi mang tính tình huống. Vì vậy, GV cần tạo điều cho trẻ được QS ở những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau để trẻ có cái nhìn khái quát, toàn diện về các hiện tượng.

- Quan sát các hiện tượng xã hội: QS công việc của người lớn, hoạt động của bạn bè… Loại QS này giúp trẻ phát hiện và trải nghiệm các công việc, cách làm việc và sử dụng dụng cụ, đồ dùng, mối quan hệ giữa mọi người trong các nghề nghiệp và các dạng hoạt động khác nhau. GV có thể tổ chức loại QS này trong hoạt động ngoài trời, tham quan và trong sinh hoạt hàng ngày.

* Dựa vào cách tổ chức quan sát:

- Quan sát tập thể: GV tổ chức trẻ trong lớp cùng QS một đối tượng. Loại QS này “tiết kiệm” được đối tượng QS nhưng trẻ ít có điều kiện tiếp xúc nhiều với đối tượng.

- Quan sát theo nhóm: GV chia lớp làm nhiều nhóm (4 - 6 trẻ), mỗi nhóm QS một đối tượng. Việc QS theo nhóm đòi hỏi GV phải biết phân phối sự chú ý để có thể cùng lúc định hướng, chỉ dẫn kịp thời cho trẻ. Trẻ phải biết hợp tác, thảo luận để đánh giá, nhận xét về đối tượng QS của mình.

- Quan sát cá nhân: Cho mỗi trẻ QS một đối tượng. Loại QS này đòi hỏi trẻ phải có kĩ năng làm việc vá nhân và cần chuẩn bị nhiều đối tượng QS. Sau khi

-30-

cho trẻ tiếp xúc, xem xét đối tượng, GV cần đặt các câu hỏi để khai thác hiểu biết của trẻ về đối tượng đó.

Dựa vào hình thức tổ chức giáo dục ở trường mầm non:

- Quan sát trên tiết học: Có thể cho trẻ QS vật thật, tranh ảnh, mô hình… Loại QS này nhằm hình thành ở trẻ những biểu tượng chính xác và đầy đủ về các đối tượng.

- Quan sát trong dạo chơi, tham quan và sinh hoạt hàng ngày: QS các sự vật, hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội. Loại QS này hướng tới việc tích lũy kiến thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ.

Dựa vào thời gian tiến hành quan sát :

- Quan sát ngắn hạn (3 - 10 phút): QS vật thật, tranh ảnh, mô hình, các hiện tượng tự nhiên. Mục đích nhằm hình thành, củng cố biểu tượng về các sự vật, hiện tượng cụ thể hoặc tích lũy kiến thức cho trẻ.

- Quan sát dài hạn (ngày, tuần, tháng, mùa…): Áp dụng đối với QS sự phát triển, trưởng thành của động, thực vật; sự thay đổi của thiên nhiên theo mùa; hoạt động, lao động của con người. Loại QS này thường áp dụng đối với trẻ mẫu giáo lớn.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)