Tăng cường sử dụng các loại phương tiện, thiết bị dạy học trực quan

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 65)

- Giới thiệu đối tượng Tạo hứng thú, nhu

3.2.2. Tăng cường sử dụng các loại phương tiện, thiết bị dạy học trực quan

a. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học tự làm

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên các thiết bị dạy học đó vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các hoạt động giáo dục đa dạng ở trường mầm non nói chung và trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ nói riêng. Đặc biệt khi mà QS là một hoạt động phổ biến trong hầu hết 100% các tiết học cho trẻ KPKH về MTXQ. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là các loại đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm. Với những ưu điểm như đơn giản, quá trình thực hiện không đòi

-66-

hỏi kĩ thuật cao, nguồn nguyên vật liệu đa dạng, dễ kiếm, giá thành thấp (từ các loại phế liệu, vật liệu có sẵn trong tự nhiên…), thiết bị tự làm góp phần bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống đồ dùng dạy học, khắc phục tình trạng dạy chay còn tồn tại ở một số trường mầm non. Nó vừa thể hiện sự sáng tạo của người GV; vừa thân thiện với môi trường. Thiết bị tự làm có thể được sử dụng thay thế cho một số thiết bị dạy học (trong danh mục thiết bị tối thiểu ở mầm non) mà GV thấy kém hiệu quả hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn lớp học. Tự làm thiết bị dạy học giúp GV chủ động trong việc lựa chọn các đối tượng cho trẻ làm quen và xây dựng nội dung hoạt động cho trẻ tìm hiểu, khám phá. Nhiều thiết bị dạy học có giá trị thẩm mĩ, giáo dục, kinh tế và có thể phổ biến rộng rãi cho các trường mầm non tham khảo.

Tăng cường sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng, thiết bị - đặc biệt là thiết bị tự làm - trong dạy học ở mầm non là vấn đề được quan tâm của nhiều ban, ngành, tổ chức và cá nhân:

- Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo:

+ Xây dựng đề án về thiết bị dạy học tự làm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cũng như lâu dài để nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thiết bị dạy học tự làm trên Internet (bao gồm cả video clip), giới thiệu các sản phẩm thiết bị dạy học tự làm được tuyển chọn hoặc sưu tầm để phổ biến trong toàn ngành.

+ Chỉ đạo việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu hướng dẫn tự làm thiết bị dạy học.

-67-

+ Có các hình thức khuyến khích GV nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động tự làm thiết bị dạy học (cấp bằng sáng chế, động viên, khen thưởng…).

- Các tổ chức, cán bộ quản lý giáo dục:

+ Đưa việc chỉ đạo thực hiện hoạt động tự làm thiết bị dạy học vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học và xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong dạy học.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt, các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, GV nhằm nâng cao kĩ năng làm đồ dùng dạy học.

+ Tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian, kinh phí cho GV tự làm thiết bị dạy học. + Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời với cá nhân, tập thể có thành tích trong các hoạt động tự làm thiết bị dạy học.

+ Tổ chức cho cán bộ quản lí, GV giao lưu, tham quan, chia sẻ kinh nghiệm tự làm thiết bị dạy học.

b. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại

Vận dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong những xu thế và giải pháp quan trọng hỗ trợ cho bậc học đạt mục tiêu đề ra. Các tài liệu nghe - nhìn như: Phim đèn chiếu, phim điện ảnh, ghi âm, vô tuyến truyền hình…được sử dụng trong quá trình dạy học cho giúp GV có điều kiện truyền thụ cho trẻ những kiến thức dưới dạng động, diễn cảm và chính xác. Trẻ có thể nhìn thấy tận mắt đáy biển, bầu trời, rừng núi, những sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và chuyển động của chúng vào thời gian và không gian thích hợp. Điều này giúp trẻ có niềm tin vào tính chân thật của sự kiện. Nhờ QS hình ảnh động, trẻ cảm nhận được rõ ràng vẻ đẹp của tự nhiên và xã hội. Qua đó, trẻ dễ nảy sinh tình cảm và những rung động mạnh mẽ với các đối tượng, thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu và khám phá của trẻ.

-68-

Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật vào quá trình dạy học cho phép truyền thụ cho trẻ một khối lượng kiến thức lớn, chính xác và diễn cảm trong một thời gian ngắn. Vì vậy ở các trường cần đẩy mạnh việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Tuyên truyền, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường, lớp mầm non.

- Đầu tư, trang bị các loại máy tính, máy chiếu, phần mềm dạy học… cho các trường, lớp mầm non.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, có trình độ vận dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và dạy học. Đồng thời có kế hoạch xây dựng đội ngũ cốt cán tin học để tiếp tục nhân rộng nguồn lực công nghệ thông tin.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng tin học cho GV các trường mầm non, chỉ đạo, khuyến khích soạn và dạy bằng giáo án điện tử một cách phù hợp. `

- Xây dựng thư viện tài nguyên giảng dạy đa phương tiện (hình ảnh, phim tư liệu, âm thanh, thí nghiệm…) phục vụ công tác thiết kế bài giảng điện tử, tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và các cơ quan, tổ chức xã hội ở địa phương; có kế hoạch kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân… trong việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.

3.2.3. Tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hứng thú, nhu cầu QS,khám

phá của trẻ

Hoạt động QS nói chung và QS TGĐV nói riêng trong KPKH về MTXQ ở trẻ mẫu giáo lớnlà hoạt động đòi hỏi sự tập trung chú ý cao độ, sự tích cực hoạt

-69-

động của các giác quan và vai trò điều khiển của tư duy. Việc sử dụng biện pháp gây hứng thú, đặc biệt là các tình huống dùng lời nói và thực hành nêu vấn đề đối với mẫu giáo lớn trước khi QS thực chất là tạo ra trạng thái cảm xúc tích cực, tập trung sự chú ý và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá đối tượng của trẻ.

GV có thể sử dụng tình huống có vấn đề trước khi tổ chức các hoạt động QS, khám phá TGĐV. Tình huống có vấn đề có thể được đưa ra qua việc sử dụng lời nói (trò chuyện nêu vấn đề; kể chuyện, đọc thơ, câu đố; bài hát…); các hành động thực hành (GV mô phỏng hành động, đặc điểm của đối tượng, trẻ đoán; GV cho trẻ thi bắt chước, mô phỏng đối tượng và đặc điểm cụ thể của đối tượng mà trẻ chưa biết rõ); sử dụng trò chơi đoán đối tượng… Có thể hình dung các tình huống có vấn đề như những câu hỏi ẩn số về các sự vật, hiện tượng mà đứa trẻ muốn giải quyết được thì cần thiết phải QS kĩ đối tượng để tìm ra câu trả lời dựa trên các đặc điểm, dấu hiệu của đối tượng đó.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 65)