Quy trình tiến hành quan sát trong tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 31)

a. Xây dựng kế hoạh quan sát

Việc tiến hành cho trẻ QS có hiệu quả hay không phụ thuộc phần nhiều vào việc lập kế hoạch QS. Kế hoạch QS có thể do cô và trẻ cùng xây dựng, trong đó cần xác định rõ : mục đích, nội dung, đối tượng quan sát, cách sắp xếp vị trí của trẻ và của đối tượng, thời gian và cách thức tổ chức QS.

- Xác định mục đích quan sát:

Trước khi tổ chức cho trẻ QS, cần xác định rõ mục đích QS để định hướng nhận thức và hoạt động cho trẻ, tập trung sự chú ý của trẻ, đem lại hiệu quả cho quá trình QS.

Việc xác định mục đích QS phụ thuộc vào yêu cầu, nội dung cho trẻ khám phá; trình độ nhận thức của trẻ; đối tượng QS và hình thức giáo dục trẻ ở trường

-32-

mầm non (QS trên tiết học, QS trong dạo chơi, tham quan hay sinh hoạt hàng ngày). Tiếp đó, GV cần xác định cụ thể những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần phải đạt được khi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng QS.

Ví dụ: Quan sát con cá vàng. Trẻ có thể khám phá: màu sắc, cấu tạo ngoài (đầu, mình, đuôi, vây, vẩy, mang và chức năng của chúng), vận động (bơi, ngoi, lặn), thức ăn và cách ăn, môi trướng sống của con cá vàng (nước trong, có rong rêu, có bộ phận lọc nước). Trẻ cũng cần được rèn luyện khả năng chú ý có chủ định; sử dụng và phối hợp các giác quan; so sánh ; phán đoán, nhận xét ; giải quyết các tình huống có vấn đề...

- Lựa chọn và chuẩn bị đối tượng quan sát:

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu QS đã xác định trước khi QS; trình độ nhận thức của trẻ và điều kiện thực tiễn của trường, lớp, địa phương mà GV lựa chọn đối tượng QS cho phù hợp. Đối tượng QS cần đảm bảo cả yêu cầu sư phạm và yêu cầu thẩm mĩ. Cụ thể, việc lựa chọn đối tượng cho trẻ QS đồng nghĩa với việc trả lời hai câu hỏi: Cho trẻ QS cái gì?, Cái đó như thế nào?

Tùy từng loại đối tượng QS đã chọn cùng đặc điểm nhận thức của trẻ từng lứa tuổi, GV xác định số lượng đối tượng QS cho hợp lí. Trẻ càng lớn đối tượng QS càng nhiều hơn.

Ví dụ: Quan sát hoa hồng, GV cần xác định:

Nên chọn loại hoa hồng nào? (hoa hồng đỏ, trắng hay vàng…)

Loại hoa hồng đó như thế nào? Tức là loại hoa hồng đó có những đặc điểm gì về màu sắc, cấu tạo, mùi hương… (bông hoa to hay nhỏ, mới nở hay đã nở rộ...). - Chuẩn bị các phương tiện có liên quan: Cùng với việc chuẩn bị đối tượng QS, GV cũng cần xác định và chuẩn bị những đồ dùng, phương tiện… phục vụ cho quá trình tổ chức QS.

-33-

Ví dụ: Khi cho trẻ QS với các loại quả (tiết học hình thành biểu tượng), ngoài đối tượng QS (quả dứa, quả na, quả xoài, quả chuối…), GV cần chuẩn bị dao, túi đựng vỏ… Hoặc cho trẻ làm quen với con cá vàng, GV cần chuẩn bị bể cá, vợt, thức ăn cho cá…

- Xác định không gian, thời gian QS; xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn trẻ QS; dự kiến các tình huống sư phạm và phương án dự phòng, thay thế.

Không gian QS: GV cần xác định địa điểm tổ chức cho trẻ QS, vị trí của trẻ (có thể cho trẻ đứng hay ngồi theo hình tròn, hình vòng cung, hình chữ U) và của đối tượng QS sao cho mọi trẻ đều có thể QS được đối tượng và thuận lợi cho trẻ tiếp xúc, thao tác với đối tượng. Nghĩa là trẻ cần phải nhìn thấy đối tượng và tất cả những gì diễn ra với đối tượng như: nghe thấy âm thanh phát ra từ đối tượng; được ngửi, nếm để cảm nhận về hương, vị; được sờ, cầm, nắn để cảm nhận độ cứng hay mềm, nhẵn hay sần sùi...

Thời gian QS: QS ngắn hạn khi QS đối tượng là vật thật, tranh ảnh, mô hình (con vật, cây cối, hoa quả, đồ dùng, đồ chơi…). QS dài hạn khi QS các quá trình như quá trình sinh trưởng, phát triển của động thực vật (sự nảy mầm, ra hoa, kết trái, sinh sản…), sự thay đổi của tự nhiên theo mùa và một số hiện tượng xã hội khác.

Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở trẻ QS, tri giác, tìm hiểu các đối tượng. Dự kiến tình huống và phương án xử lí: GV cần hình dung trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình QS (nhất là khi QS động vật) để có cách xử lí linh hoạt, đảm bảo quá trình QS diễn ra như kế hoạch.

b. Tiến hành quan sát:

Bước 1: Mở đầu quan sát: Đây là thời điểm GV kích thích hứng thú và thu hút

-34-

các bài hát, bản nhạc, câu chuyện, bài thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ… có liên quan đến đối tượng QS; tổ chức trò chuyện, đàm thoại cùng trẻ hoặc sử dụng một số trò chơi, thủ thuật gây bất ngờ như trời tối trời sáng, trốn cô... Với trẻ mẫu giáo lớn, GV có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, các hoạt động thực hành, trải nghiệm để kích thích nhu cầu khám phá của trẻ.

Ví dụ: Tìm hiểu về con cá, GV có thể sử dụng các câu hỏi để thu hút và kích thích trí tò mò của trẻ như: Các con đã biết gì về con cá rồi nào? Thế con cá có bao nhiêu cái vây? Cái nào nhỏ nhất? Các con có muốn biết không? Vậy cô và các con hãy xem kỹ con cá nhé.

Bước 2: Hướng dẫn quan sát:

Đây là phần chính của QS. Trước hết, GV nêu yêu cầu hoặc đặt câu hỏi để kiểm tra vốn tri thức và kinh nghiệm mà trẻ đã có, qua đó xác định những nội dung cần hình thành cho trẻ. Sau đó cho trẻ tự QS, cảm nhận về đối tượng và trao đổi, chia sẻ cùng nhau về những thông tin đã QS được.

Tiếp theo, GV hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng và đặt các câu hỏi để hướng dẫn trẻ QS, tri giác để rút ra các đặc điểm của đối tượng (hình dáng, màu sắc, cấu tạo, công dụng, lợi ích…)

Ví dụ: Khi QS để tìm hiểu các đặc điểm của con cá vàng, GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

- Các con hãy nhìn thật kỹ xem con cá vàng nó như thế nào? Nó có những gì? Nó dùng vây, đuôi để làm gì? Mồm nó để làm gì? Nó có kêu được không?...Trong khi hướng dẫn trẻ QS , GV cần đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết và duy trì hứng thú, chú ý của trẻ vào đối tượng QS.

-35-

- Không biết con cá vàng này thích ăn gì nhất nhỉ? Làm thế nào để biết bây giờ? Để giải quyết tình huống này GV cần chuẩn bị chu đáo từ trước, cụ thể chuẩn bị đối tượng QS (để biết con cá ăn gì thì con cá ấy phải đói) và các loại thức ăn. Trong khi trẻ đưa ra các phương án giải quyết GV tổ chức cho trẻ được trải nghiệm.

- Trẻ tự tay mình thả thức ăn cho cá ăn và QS xem cá ăn cái gì. Việc cho trẻ được trải nghiệm sẽ làm cho quá trình QS trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và điều quan trọng nhất là giúp trẻ nhận thức các đặc điểm của đối tượng QS một cách dễ dàng, sâu sắc và chính xác. Ở mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, tùy từng đối tượng QS mà GV có thể kết hợp cho trẻ phân biệt, so sánh.

- Mắt con cá và mắt của chúng mình có giống nhau không? Khác nhau ở chỗ nào? Biện pháp này không những yêu cầu trẻ phải QS thật kỹ đối tượng mà còn tách ra được những dấu hiệu đặc trưng của đối tượng QS.

Để tạo tâm lí thoải mái và duy trì hứng thú của trẻ trong suốt quá trình QS, GV cần lưu ý kịp thời khen ngợi, động viên, khích lệ trẻ hoặc có thể kết hợp cho trẻ thực hiện một số vận động đơn giản nhằm mô phỏng đối tượng QS.

Ví dụ: Cho trẻ dùng tay hoặc miệng mô phỏng động tác đớp mồi của con cá; dùng toàn thân hoặc tay mô phỏng động tác bơi, ngoi lên, lặn xuống hoặc củ động của các vây cá. Những hoạt động này làm không khí học tập thêm vui vẻ, thoải mái, đồng thời giúp trẻ củng cố, khắc sâu kiến thức về đối tượng vừa QS.

GV kết hợp mở rộng hiểu biết cho trẻ về đối tượng hoặc chỉ ra mối liên hệ giữa đối tượng với các đối tượng khác. Với đối tượng QS là động vật, thực vật nên cho trẻ được trò chuyện, bày tỏ cảm xúc, thái độ với các đối tượng.

-36-

Bước 3: Kết thúc quan sát: Trên cơ sở những hình ảnh, dấu hiệu về đối tượng mà

trẻ vừa thu nhận được, GV gợi mở để trẻ khái quát, mô tả lại những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng đó và những cảm nhận của cá nhân trẻ sau khi QS.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 31)