Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận dụng PPQS trong tổ chức cho trẻ KPKH về TGĐV theo hướng phát huy TTC của trẻ.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 59)

trẻ KPKH về TGĐV theo hướng phát huy TTC của trẻ.

Qua phiếu điều tra và phỏng vấn

Biểu đồ 2.5: Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận dụng PPQS trong tổ chức cho trẻ KPKH về TGĐV theo hướng phát huy TTC của trẻ

11 80 80 52 46 0 20 40 60 80 ND PP, BP TTC. TG CSVC

Qua phỏng vấn và điều tra nhận thức của GV về các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng khám phá MTXQ, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết GV đều nhận thức rất đúng về yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng khám phá MTXQ của trẻ, 80% cho rằng phương pháp, biện pháp tổ chức của GV là yếu tố

Các yếu tố Ý kiến

-60-

ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng khám phá MTXQ. Bên cạnh đó một số ý kiến khác cho rằng TTC, tự giác của trẻ (52%), cơ sở vật chất phục vụ dạy học (46%) hay nội dung chương trình (11%).

Qua nghiên cứu tài liệu

Tổng hợp ngiên cứu tài liệu, cho thấy hiệu quả dạy học khi áp dụng PPQS còn chưa cao, yếu tố đầu tiên là do phương pháp, biện pháp tổ chức của GV. Ngoài ra là do các nguyên nhân như TTC, tự giác của trẻ, cơ sở vật chất phục vụ dạy học, nội dung chương trình… Những nguyên nhân đó ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức, động cơ học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy học chưa được chú trọng đúng mức, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.

Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ cần sử dụng phối hợp tất cả các PPDH (PPDH truyền thống và PPDH hiện đại), phát huy tốt các mặt ưu điểm của phương pháp này và hạn chế tới mức tối đa nhược điểm của các phương pháp, bên cạnh đó cần kích thích được TTC tự giác của đứa trẻ, đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở mầm non để chất lượng khám phá của trẻ được nâng cao.

Tóm lại: Qua quá trình điều tra GV tham gia trực tiếp giảng dạy và QS, phân

tích thực trạng tổ chức cho trẻ mẫu giáo sử dụng PPQS khám phá MTXQ theo hướng phát huy TTC cho thấy: (100%) GV đã nhận thức được việc cần thiết sử dụng PPQS phát huy TTC của trẻ trong giờ tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ, GV đã hiểu được thế nào là dạy học phát huy TTC của trẻ. Nhưng khi tổ chức hoạt động này, GV còn chưa phát huy được thế mạnh của PPQS để giúp trẻ phát huy được TTC, khả năng sáng tạo của bản thân. Bên cạnh đó, các phương tiện mà GV sử dụng chưa đa dạng. Do vậy, hiệu quả của giờ học sử dụng PPQS khám phá MTXQ chưa cao. Nhìn chung việc dạy học của GV chỉ dừng lại ở việc

-61-

truyền tải kiến thức từ cô đến trẻ nên vẫn tồn tại kiểu dạy học đồng loạt. Phương pháp áp đặt, cô chưa phải là người tổ chức, định hướng của trẻ trong hoạt động, trẻ chưa phải là chủ thể của hoạt động học tập để tự chiếm lĩnh kiến thức.

Trong quá trình tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ, GV cũng gặp phải một số khó khăn như: Số trẻ trong lớp là quá đông, không gian chật hẹp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nếu khắc phục được những khó khăn trên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức hoạt động này.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG PPQS TRONG TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN KPKH VỀ TGĐV PPQS TRONG TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN KPKH VỀ TGĐV

-62-

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp sử dụng PPQS trong tổ chức cho trẻ KPKH về TGĐV KPKH về TGĐV

3.1.1. Đảm bảo tiến trình QS phù hợp với logic nội dung QS và logic nhận thức của trẻ thức của trẻ

Tiến trình QS phải phù hợp với logic nội dung QS và logic nhận thức của trẻ; đảm bảo mối quan hệ có tính quy luật giữa mục đích, nội dung và PPDH trong mỗi tiết học, mỗi hoạt động dạy học.

Con đường nhận thức của trẻ cũng đi theo con đường nhận thức nói chung là từ trực quan sinh động → tư duy trừu tượng → thực tiễn. Đặc điểm nhận thức của trẻ là thiên về trực quan, cảm tính và tư duy cụ thể chiếm ưu thế chủ yếu trong hoạt động nhận thức. Do đó, khi tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ cần xuất phát từ sự tri giác sự vật, hiện tượng cụ thể, trực quan (thông qua QS, tri giác và hành động trực tiếp với đối tượng) hay từ những biểu tượng đã có về sự vật, hiện tượng để nhận thức cái trừu tượng, khái quát.

- Đối tượng cho trẻ QS được sắp xếp theo trình tự phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ làm quen với các đối tượng gần gũi, quen thuộc trước rồi mới đến các đối tượng xa lạ mà trẻ ít được tiếp xúc. Cho trẻ tìm hiểu, khám phá những đặc điểm, dấu hiệu bên ngoài trước rồi đến mới đến những đặc điểm, thuộc tính bên trong của đối tượng. Trên thực tế, các sự vật, hiện tượng ở xung quanh trẻ rất phong phú, đa dạng. Chúng không tồn tại ở một trạng thái cố định mà luôn vận động và biến đổi không ngừng. Do đó, cần cho trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng ở những thời điểm, những trạng thái khác nhau để trẻ cảm nhận được sự thay đổi và sự phát triển không ngừng của chúng.

- Nội dung kiến thức cung cấp cho trẻ được mở rộng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng (đảm bảo những kiến thức ban

-63-

đầu là tiền đề để lĩnh hội những kiến thức về sau) phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của trẻ từng độ tuổi.

Theo nguyên tắc này, tiến trình QS cần tuân theo logic yêu cầu, nội dung cần hình thành cho trẻ, đó là: giới thiệu đối tượng → trẻ tìm hiểu các đặc điểm, dấu hiệu cụ thể của đối tượng → khái quát chung về đối tượng. Có thể mô tả logic tiến trình QS theo sơ đồ sau:

Hình 3.1: Mô tả logic tiến trình quan sát

3.2.2. Đảm bảo yêu cầu quan sát

Việc tiến hành cho trẻ QS có hiệu quả hay không phụ thuộc không nhỏ vào việc tuân thủ theo các yêu cầu của QS. Khi tổ chức cho trẻ QS, GV cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng cho trẻ QS phải đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ. Đối tượng QS phải phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng; đảm bảo yêu cầu sư phạm và yêu cầu thẩm mĩ (đẹp, sinh động, hấp dẫn…).

Đối tượng QS phải thống nhất và phù hợp với yêu cầu, nội dung bài học. Đối tượng quan sát phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; đúng mức độ với số lượng vừa phải nhằm kích thích hứng thú và nhu cầu khám phá của trẻ.

Trình bày kết quả QS Các bước tiến hành Gây hứng thú Mục đích

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp quan sát trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn khám phá khoa học về thế giới động vật theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ (Trang 59)