Phân loại chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí dịch vụ tại liên đoàn địa chất Trung Trung Bộ (full) (Trang 29)

Trong một doanh nghiệp, chi phí có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại chi phí có ý nghĩa riêng đối với hoạt động của đơn vị. Phân loại chi phí là bước đầu để quản lý và sử dụng chi phí một cách hiệu quả. Có thể phân loại chi phí như sau:

* Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Theo chức năng hoạt động, chi phí được phân thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

• Chi phí sản xuất là toàn bộ những chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kì nhất định. Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của thành phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của những người lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính trực tiếp cho từng sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm, không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đặc điểm của chi phí sản xuất chung là gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau và có tính gián tiếp với từng loại sản phẩm nên không thể tính trực tiếp vào sản phẩm, mà thường dùng tiêu thức phân bổ.

• Chi phí ngoài sản xuất: đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm, phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung cho toàn doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.

* Phân loại theo cách ứng xử của chi phí

Căn cứ theo cách ứng xử của chi phí, chi phí được chia thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.

• Chi phí khả biến: là các chi phí có sự thay đổi theo tỷ lệ với mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp tăng (hay giảm) thì chi phí khả biến cũng tăng (hay giảm). Thông thường, trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển là chi phí khả biến.

• Chi phí bất biến: là những chi phí mà về tổng số được coi là không thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, lương cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu… là chi phí bất biến.

tố chi phí bất biến và chi phí khả biến. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến. Hiểu theo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần khả biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỷ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí điện hằng tháng, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí internet…

1.2.2. Thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất

Để có thông tin về chi phí sản xuất, kế toán phải tập hợp các chứng từ gốc phát sinh chi phí sản xuất. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, kế toán cập nhật hằng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh và hạch toán vào các tài khoản quy định, đồng thời theo dõi ở các sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Đối với chi phí sản xuất chung, cuối kỳ kế toán tập hợp theo từng bộ phận hoạt động. Do đó, muốn kiểm soát chi phí thì phải tổ chức thông tin kế toán phù hợp, thể hiện qua các nội dung:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí dịch vụ tại liên đoàn địa chất Trung Trung Bộ (full) (Trang 29)