Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ
mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach’s alpha của từng thang đo từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được.
- Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha được thể hiện trong bảng như sau:
Bảng 3.7: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Thành phần sự đa dạng(DD): Cronbach’s Alpha = 0,890
DD1 19,14 5,265 0,745 0,865 DD2 19,14 5,520 0,722 0,869 DD3 19,14 5,386 0,722 0,869 DD4 19,06 5,470 0,711 0,870 DD5 19,00 5,737 0,711 0,871 DD6 19,00 5,756 0,640 0,881
Thành phần giá cả (GC): Cronbach’s Alpha = 0,861 GC1 13,55 7,787 0,740 0,821 GC2 13,57 8,311 0,601 0,847 GC3 13,56 8,170 0,653 0,837 GC4 13,61 8,362 0,654 0,838 GC5 13,54 7,990 0,663 0,836 GC6 13,65 8,605 0,607 0,846
Thành phần ngoại cảnh (NC): Cronbach’s Alpha = 0,852
NC1 18.57 7,363 0,703 0,816 NC2 18.48 7,186 0,717 0,813 NC3 18.50 7,251 0,707 0,815 NC4 18.57 9,175 0,558 0,843 NC5 18.52 8,861 0,668 0,828 NC6 18.56 9,196 0,556 0,843
Thành phần thanh toán (TT): Cronbach’s Alpha = 0,802
TT1 10,41 3,054 0,765 0,676
TT2 10,34 2,860 0,818 0,643
TT3 10,22 2,839 0,739 0,687
TT4 9,18 4,787 0,194 0,906
Thành phần chất lượng (CL): Cronbach’s Alpha = 0,862
CL1 25,10 6,775 0,612 0,846 CL2 25,11 6,744 0,614 0,845 CL3 25,17 6,153 0,697 0,833 CL4 25,08 6,691 0,610 0,846 CL5 25,11 6,719 0,638 0,842 CL6 25,17 6,368 0,640 0,842 CL7 25,14 6,610 0,614 0,845
Thang đo hài lòng chung: Cronbach’s Alpha = 0,830
HL1 6,99 0,945 0,677 0,777
HL2 6,81 0,897 0,760 0,693
HL3 6,52 1,010 0,633 0,818
Như vậy từ kết quả phân tích bảng 3.7 ta nhận thấy:
- Thang đo sự đa dạng có sáu biến quan sát được ký hiệu từ DD-1 đến DD-6. Cronbach’s Alpha của thang đo về sự đa dạng là 0,890 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, dao động từ 0,640 đến 0,745 và đều lớn hơn 0,30. Như vậy, các biến trong thang đo này đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.
- Kết quả thang đo giá cả có sáu biến quan sát được ký hiệu từ GC-1 đến GC-6. Cronbach’s Alpha của thang đo về sự đa dạng là 0,861 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, dao động từ 0,607 đến 0,740 và đều lớn hơn 0,30. Như vậy, các biến trong thang đo này đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.
- Thang đo ngoại cảnh có sáu biến quan sát được ký hiệu từ NC-1 đến NC-6. Cronbach’s Alpha của thang đo về sự đa dạng là 0,852 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, dao động từ 0,556 đến 0,717 và đều lớn hơn 0,30. Như vậy, các biến trong thang đo này đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.
- Thang đo thanh toán có bốn biến quan sát được ký hiệu từ TT-1 đến TT-4. Cronbach’s Alpha của thang đo về sự đa dạng là 0,802 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, dao động từ 0,739 đến 0,818, đều lớn hơn 0,30.Tuy nhiên biến TT4 có hệ số tương quan biến tổng là 0,194 <0,3, không đạt chuẩn nên loại biến này.
Kết quả chạy lần 2 , lúc này hệ số Cronbach's Alpha là 0,906 thỏa mãn lớn hơn 0,6, các hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,766 đến 0,845 thể hiện độ tin cậy cao. (xem phụ lục 2)
- Kết quả thang đo chất lượng có bảy biến quan sát được ký hiệu từ CL-1 đến CL-7. Cronbach’s Alpha của thang đo về sự đa dạng là 0,862 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, dao động từ 0,610 đến 0,697 và đều lớn hơn 0,30. Như vậy, các biến trong thang đo này đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.
- Thang đo hài lòng có ba biến quan sát được ký hiệu từ HL-1 đến HL-3. Cronbach’s Alpha của thang đo về sự đa dạng là 0,830 lớn hơn 0,60 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao,
dao động từ 0,633 đến 0,760 và đều lớn hơn 0,30. Như vậy, các biến trong thang đo này đều phù hợp và đạt được độ tin cậy cao.
Như vậy: Sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, kết quả không có biến quan sát nào bị loại bỏ khỏi thang đo, các biến quan sát của các nhân tố trên sẽ được kiểm định tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA.