0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Xu hướng phát triển của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THS. KINH DOANH (Trang 91 -91 )

Quế Võ

Những năm gần đây thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần khu vực hộ cá thể sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ phát triển rất nhanh cả về số lượng hộ và quy mô kinh doanh. Sự phát triển của khu vực hộ cá thể sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế của đất nước; tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và thực hiện thành công chủ trương xoá đói, giảm nghèo, xoá bỏ sự cá biệt giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền ngược…

Trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện các quy định của Luật thuế, xu hướng là nhiều hộ kinh doanh sẽ chuyển từ hình thức kê khai thuế khoán ổn định sang thực hiện chế độ hoá đơn, thực hiện chế độ kế toán hộ

81

kinh doanh. Bước đầu, có thể việc thực hiện chế độ kế toán chưa được rộng khắp do tính chất phức tạp trong thực hiện, các hộ kinh doanh sẽ thực hiện chế độ kế toán ở cấp độ đơn giản trên cơ sở nộp thuế trên doanh thu của hoá đơn như hiện tại. Đây là kết quả tất yếu trong yêu cầu minh bạch các quan hệ thanh toán khi mua bán hàng hoá, dịch vụ ở khu vực này. Thêm vào đó, việc thực hiện Luật thuế TNCN từ 01/01/2009 cũng là một động lực thúc đẩy, khuyến khích sử dụng hoá đơn để tính khấu trừ chi phí khi tính thuế thu nhập. Với việc mở rộng diện sử dụng hoá đơn cho các hộ kinh doanh, hiệu quả quản lý thuế sẽ tăng đáng kể. Đây cũng sẽ là lực lượng làm tiền đề trong việc nâng dần cấp độ thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh.

- Phát triển theo mô hình hợp tá xã: Một số hộ các thể sẽ kết hợp lại với nhau để tổ chức sản xuất kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã, cùng nhau góp vốn, tư liệu sản xuất để cùng thực hiện mục tiêu kinh doanh chung và phân chia lợi nhuận theo phần vốn góp.

- Phát triển theo mô hình doanh nghiệp: Một số khác hộ kinh doanh cá thể do nhu cầu phát triển sẽ bỏ cách thức quản lý và hình thức kinh doanh đơn giản vốn có để phát triển thành các loại hình Doanh nghiệp.

Như vậy, các hộ kinh doanh cá thể vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, ngoầi việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống, các hộ kinh doanh cá thể còn đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho NSNN, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội như đặc trưng vốn có của khu vực kinh tế này.

4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải đảm bảo mục tiêu thu Ngân sách nhà nước với tiêu chí “thu đúng, thu đủ, thu kịp thời” đối với khu vực kinh tế này. Xây dựng các chính sách thuế phải đảm bảo công bằng với các thành phần kinh tế khác trong chấp hành nghĩa vụ

82

thuế với Nhà nước trong việc từng bước thống nhất trong cách thức quản lý và kê khai thuế.

Đổi mới nhận thức về kinh tế cá thể theo hướng coi hộ kinh doanh cá thể là một chủ thể kinh doanh có đủ quyền và nghĩa vụ như một doanh nghiệp thu nhỏ. Trên cơ sở đó, xây dựng và cải cách các chính sách nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế của khu vực này công bằng với các khu vực kinh tế khác, đảm bảo cho khu vực kinh tế này không còn bị “bỏ rơi”.

Điều này xuất phát từ việc quy mô và số thuế nộp của một hộ kinh doanh cá thể là nhỏ hơn một doanh nghiệp, cách thức tổ chức cũng đơn giản hơn, nhưng trong việc kê khai, nộp thuế của hộ kinh doanh đã có đầy đủ các yếu tố thể hiện quyền và nghĩa vụ như đối với các doanh nghiệp. Sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đã được quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế với tên gọi chung là: “người nộp thuế”, từ việc xác định các quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế đến trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý. Trên cơ sở thay đổi nhận thức đó để xây dựng cách thức, phương pháp và ban hành các chính sách quản lý thuế đối với kinh tế cá thể cho phù hợp, công bằng với các thành phần kinh tế khác.

Chính sách để quản lý thuế đối với kinh tế cá thể phải đạt các mục tiêu: - Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, chống tình trạng trùng lập trong thuế, chống thuế chồng lên thuế.

- Đơn giản hóa chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.

- Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.

83

- Chính sách thuế phải bảo đảm ổn định trong một thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng kiểm soát được: kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thu thuế.

- Ngoài ra, chính sách thuế phải đảm bảo thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, phải đẩy mạnh công tác triển khai sử dụng hoá đơn và thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh nhằm thực hiện đúng mục tiêu “thu đúng, thu đủ”, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế ở mọi thành phần kinh tế. Hơn nữa, quản lý thuế phải hướng tới mục tiêu bao quát hết các nguồn thu và tăng thu – có nghĩa là phải huy động mọi nguồn thu, tăng thu trên cơ sở mở rộng diện thu với mức thuế suất vừa phải và đơn giản (thuế suất cao và thấp quá sẽ mất tác dụng của thuế).

Thứ hai, hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nhằm đảm bảo mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu,thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển góp phần thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế, xã hội trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể hiện nay là một lĩnh vực khó. Việc quản lý số lượng các hộ kinh doanh ngày càng tăng và đóng góp ngày càng nhiều cho Ngân sách cũng là một cố gắng lớn của cơ quan quản lý thuế. Với mục tiêu nuôi dưỡng các hộ kinh doanh, quản lý thuế phải hướng tới việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách giúp các hộ kinh doanh phát triển một cách ổn định, bền vững theo hướng: khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm,

84

chống lãng phí; khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật. Góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong việc tranh thủ vốn từ mọi nguồn lực để phát triển kinh tế hàng hóa, không ngừng nâng cao khả năng tích lũy, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Trên cơ sở thúc đẩy mở rộng thị trường một cách lành mạnh, vừa khuyến khích giao lưu hàng hóa, vừa phải đấu tranh hạn chế mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian, đầu cơ tích trữ để hưởng chênh lệch giá.

Hội nhập kinh tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với tất cả mọi thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế mở cửa, cùng với các quan hệ quốc tế đan xen, cạnh tranh với hàng hoá, dịch vụ ngoại nhập là bài toán khó đối với các thành phần kinh tế trong nước, kinh tế cá thể cũng không là ngoại lệ. Vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải hướng tới đáp ứng yêu cầu của hội nhập, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Gắn liền với quá trình đó đòi hỏi nâng cao ý thức của mọi người dân trong chấp hành các Luật thuế, gắn chặt hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và các ngành liên quan trong quản lý thu thuế và nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế.

Trên cơ sở các quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cơ quan, ban ngành trong bộ máy Nhà nước, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế thực hiện theo hướng: việc quản lý thu thuế là trách nhiệm của tất cả bộ máy nhà nước chứ không riêng cơ quan thuế. Đồng thời, việc thu thuế để nhằm đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và một phần để nuôi chính bộ máy nhà nước. Luật Quản lý thuế đã quy định được trách nhiệm của các cơ quan này trong việc quản lý thuế. Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm còn chung chung, mới chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo hoặc tuyên truyền mà chưa thực

85

sự gắn trách nhiệm. Việc gắn trách nhiệm các cơ quan, ban ngành trong quản lý thuế sẽ tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế với cơ quan thuế, nhất là ở những lĩnh vực khó quản lý tình trạng thất thu là phổ biến như đối với thuế vận tải tư nhân, xây dựng cơ bản tư nhân... Mặt khác, nếu gắn trách nhiệm quản lý thuế cho các cấp Chính quyền, ban ngành thì ngoài trách nhiệm trong quản lý thuế, các cơ quan này vẫn thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc phục vụ và giải quyết các công việc của nhân dân và đây chính là các công việc hỗ trợ đắc lực cho quản lý thuế.

Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế, các cấp chính quyền và Hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra về thuế việc thi hành luật thuế trên cả 2 mặt: kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra các tổ chức thu thuế và cán bộ thuế thi hành luật thuế. Trên cơ sở đó, áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thu thuế không hiệu quả, do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thu thuế được. Đảm bảo tính pháp lý của Luật thuế được thực hiện nghiêm trong tổ chức thực hiện. Đây là một mục tiêu quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào đều hướng tới. Không chỉ riêng quản lý thuế đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ mà còn đối với tất cả các tổ chức, cá nhân nộp thuế và mọi người dân. Luật thuế cũng như các Luật khác có được tuân thủ nghiêm túc, đất nước mới được coi thực sự là vững mạnh.

Thứ ba, hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể hướng tới xây dựng bộ máy quản lý thuế tinh thông về nghiệp vụ, củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình và giai đoạn mới:

86

Kinh nghiệm ở các nước cũng như kinh nghiệm thu được trong những năm đổi mới ở nước ta cho thấy rằng cán bộ ngành thuế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chống thất thu thuế, Đảng và Nhà nước ta coi đây là khâu then chốt trong quản lý thuế với tiêu chí “con người là gốc của công việc”. Mục tiêu là để sử dụng có hiệu quả nhất các cán bộ trong công tác, giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực theo các hướng sau:

- Hoàn thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ thuế một cách thỏa đáng, làm cho cán bộ thuế yên tâm công tác, tận tâm, tận lực thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành thuế theo hướng gắn trách nhiệm vật chất với nghĩa vụ quản lý thuế. Luật pháp cần có tính răn đe mạnh. Điều đó cho phép hạn chế tiêu cực, tham nhũng của ngành thuế và cán bộ thuế do tác động của lợi ích vật chất chi phối.

Nền kinh tế thị trường hiện đại ở các nước đã khẳng định hiệu quả của vấn đề này để chống tham nhũng.Ví dụ: Kinh nghiệm của Singapore với 3 không: Không cần tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

4.3.1. Xác định đúng mục tiêu, đối tượng quản lý thuế

Phải xác định mục tiêu nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh, làm cho các hộ kinh doanh cá thể tự thấy được trách nhiệm với Nhà nước, tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế là mục tiêu quan trọng nhất trong quản lý thuế. Thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế và văn bản dưới luật để các hộ kinh doanh hiểu và tự giác chấp hành. Thường xuyên quán triệt cán bộ quản lý thuế trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ thuế về vai trò của thuế đối với đời sống kinh

87

tế - xã hội của đất nước, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm thâm tiêu, biển thủ tiền thuế…Bên cạnh đó, mục tiêu đảm bảo số thu kế hoạch giao cũng cần được trú trọng. Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu: thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng; kiểm tra, giảm sát chặt chẽ hộ nghỉ kinh doanh; quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cố định có cửa hàng - cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai), thực hiện phân loại đối tượng để quản lý; quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ…, ra soát điều chỉnh thuế hộ khoán ổn định. Nhằm đưa hết mọi nguồn thu còn bỏ sót vào diện quản lý thu góp phần tăng thu NSNN và đảm bảo sự công bằng xã hội.

4.3.2. Tổ chức tốt việc thực hiện quản lý thuế

4.3.2.1. Xây dựng quy trình phù hợp về quản lý thuế đối với HKD cá thể Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là nhằm hướng dẫn các bộ phận tại Chi cục Thuế thực hiện và phối hợp thực hiện các công việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình quản lý, lập bộ, tính thuế theo đúng các quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật.

Theo đó, quy trình phải qui định cụ thể các bước thực hiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh từ khâu quản lý danh bạ hộ kinh doanh; phân loại hộ kinh doanh cá thể để quản lý; quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như: tính thuế, lập sổ thuế, công khai thuế, phát hành thông báo thuế, tổ chức thu nộp thuế, xét miễn, giảm thuế cho các hộ kinh doanh.

Nội dung, trình tự thực hiện công việc quản lý hộ kinh doanh quy đinh tại quy trình phải phù hợp với quy định của các quy trình quản lý khai thuế,

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THS. KINH DOANH (Trang 91 -91 )

×