Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 52)

Thứ nhất, các thông tin và số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm: Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật thuế của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn; đánh giá của các hộ kinh doanh cá thể đối với việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thuế của Chi cục thuế Quế võ trong thời gian qua; nguyện vọng của hộ kinh doanh cá thể trong điều kiện thực hiện Luật quản lý thuế hiện nay.

Thứ hai, phương pháp thu thập thông tin (điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi): thực hiện phỏng vấn sâu kết hợp ghi chép kết quả phỏng vấn bằng cách sử dụng bảng hỏi để trực tiếp phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn có cấu trúc.

Một là, chọn đối tượng điều tra: Trong thời gian và điều kiện không cho phép cho nên luận văn:

+ Không điều tra được người xây dựng chính sách thuế: Một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến xây dựng Luật và các quy định về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

+ Điều tra người thực hiện chính sách thuế: Các cán bộ trực tiếp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;

+ Đối tượng chịu tác động của chính sách thuế: Một số người nộp thuế là hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:

+ Thông tin của các cán bộ quản lý thuế được sử dụng để đánh giá thực trạng quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nói riêng trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

42

+ Thông tin điều tra các hộ kinh doanh cá thể được sử dụng để đánh giá tình hình thực thi công tác thuế của hộ kinh doanh.

Hai là, cách chọn mẫu: chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tượng điều tra. Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài. Cụ thể chọn 50 hộ nộp thuế khoán để phỏng vấn tương ứng với cơ cấu các hộ kinh doanh theo ngành nghề của huyện Quế Võ bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về quy mô sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh, số thuế nộp Ngân sách Nhà nước. Sau đó phân tích định tính các dữ liệu thu thập được.

Bảng 2.1: Danh sách chọn hộ điều tra

STT Hộ theo ngành nghề Số hộ điều tra Cơ cấu chung (%)

1 Ngành thương mại 19 38

2 Ngành dịch vụ 15 30

3 Ngành ăn uống 7 14

4 Ngành sản xuất 9 18

Tổng cộng: 50 100

Và lấy ý kiến đánh giá của 20 cán bộ quản lý thuế liên quan đến hộ kinh doanh cá thể. Trong đó có các cán bộ trực tiếp quản lý, thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể và các cán bộ làm công tác văn phòng: Nhập tờ khai, chấm bộ, tổng hợp, báo cáo thuế liên quan đến hộ kinh doanh.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Đối với phỏng vấn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn thực tế và so sánh với lý luận để xác định nội dung liên quan.

Đối với các phiếu điều tra: Các phiếu điều tra sau khi thực hiện mã hóa và nhập liệu dùng phần mềm EXCEL để phân tích và tổng hợp dữ liệu.

43

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC

NINH

3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và khái quát hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ bàn huyện Quế Võ

3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quế Võ là một huyện nghèo nằm ở phía đông Thành phố Bắc Ninh, nơi có trục lộ đường 18 chạy qua. Với diện tích đất tự nhiên rộng 154,85 km2, được bao bọc bởi 3 con sông đã tạo cho Quế Võ những lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, Quế Võ còn là một miền đất giàu truyền thống văn hiến, khoa cử với những sắc thái riêng đã tạo nên những nét văn hoá truyền thống của vùng Kinh Bắc địa linh nhân kiệt xưa kia.

Diện tích tự nhiên: 154,85 km2

Dân số: trên 135 nghìn người. Mật độ dân số 876 người /km2

Đơn vị hành chính: có 20 xã và 1 thị trấn

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế văn hoá xã hội của Quế Võ có nhiều chuyển biến khá tích cực. Năm 2014, tổng giá trị đạt gần 2.818 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 14,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,89 triệu đồng/người/năm, tỷ trọng CN-TTCN, thương mại dịch vụ tăng. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 510 tỷ đồng, sản lượng lương thực đạt 90.880 tấn; giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1.465,34 tỷ đồng, tổng mức hàng hoá bán lẻ 842,57 tỷ đồng. Lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục được phát triển, huyện đã giải quyết được trên 2.600 việc làm mới cho người lao động, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,83%, 100% hộ nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; kiềm chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên.

44

Thứ nhất, những thuận lợi và cơ hội để phát triển

Quế Võ là một huyện có mật độ dân cư cao bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp 587,4m2/người, riêng đất canh tác chỉ có 515,8 m2/người. Dân cư phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở khu vực thị tứ, thị trấn và các xã.

Điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình và vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng và sản xuất hàng hoá. Giao thông thuận lợi lưu thông, phân phối và khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, các làng nghề sản xuất tập trung.

Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng khá lớn. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại dịch vụ đã tăng dần qua các năm, tỷ trọng nông lâm nghiệp đã giảm còn 35,9%. Diện tích đất nông nghiệp đang nhường chỗ cho các khu công nghiệp lớn của tỉnh và của huyện là khu công nghiệp Quế võ 1, khu công nghiệp Quế Võ 2, và các cụm công nghiệp. Trong nông nghiệp tác động của các chính sách phát triển kinh tế trang trại của nhà nước. Việc cụ thể hoá đường lối, chính sách kinh tế trang trại của tỉnh, huyện kinh tế trang trại của huyện Quế Võ đã và đang hình thành và phát triển với những bước đi vững chắc cả về tốc độ và quy mô qua các năm. Đời sống của người dân trong huyện được cải thiện, bình quân lương thực trên đầu người tăng nhanh từ 592,4kg/người/năm năm 2010 lên 623 kg/người/năm năm 2014 tăng lên 658,8kg/người/năm. Các trang thiết bị cho sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình tăng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

45

Xuất phát điểm và mức bình quân GDP còn thấp, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2014 cũng mới chỉ bằng 80% mức thu nhập bình quân cả nước.

Các tiềm năng và lợi thế kinh tế xã hội tự nhiên đặc biệt là các tiềm năng về đất đai chưa khai thác một cách triệt để, hợp lý và có hiệu quả trong khi sức ép dân số còn lớn đã gây nhiều áp lực đến quỹ đất đai và tình hình sử dụng đất trong huyện. Bên cạnh đó đất dùng cho việc mở rộng sản xuất ngành nghề trong nông thôn bị hạn chế.

Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa cao, chưa đồng bộ. Vì vậy, đã và sẽ chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển với nhịp độ cao, ảnh hưởng ít nhiều đến tiêu thụ sản phẩm. Những lợi thế và thách thức trên là cơ sở để nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn cùng cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.2. Khái quát hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ

Huyện Quế Võ có 21 đơn vị hành chính cấp xã, với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 154,85 km2

. Tính đến 31/12/2014, toàn huyện có 5.580 hộ kinh doanh cá thể đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với số vốn đã đăng lý là 542.725 triệu đồng. Các hộ kinh doanh cá thể phân bố trên địa bàn 21 xã - thị trấn, trong đó tập trung nhiều ở địa bàn Thị trấn Phố Mới và các xã có khu công nghiệp như xã Phương Liễu; Phượng Mao; Châu Phong; Đức Long… Có thể nói địa bàn huyện Quế Võ là một địa bàn bán nông nghiệp, sự phân bố xen kẽ với các khu công nghiệp đã hình thành một tập quán: những lúc mùa màng, thời vụ thì tập trung sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn nguyên liệu (thóc, gạo, rau, quả) cho các nhà máy, lúc nông nhàn thì mở quán kinh doanh. Từ đặc điểm trên nên những hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tuy về số lượng không nhiều, về quy mô không lớn

46

nhưng cũng đủ để đảm bảo cuộc sống gia đình và góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện.

Có thể minh họa sự hình thành và phát triển của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ qua số liệu theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Số lƣợng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ từ năm 2010 đến năm 2014 Đơn vị tính: Hộ TT Ngành nghề KD Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Sản xuất 24 25 25 27 27 2 Vận tải 2 3 4 4 17 3 Ăn uống 21 27 31 31 29 4 Thương nghiệp 534 536 544 613 631 5 Dịch vụ 130 131 135 143 145 Tổng cộng: 711 722 739 818 849

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm - Chi cục Thuế huyện Quế Võ)

Qua số liệu trong Bảng 3.1 cho thấy, số lượng các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện ngày càng tăng; hoạt động trong mọi ngành nghề nhưng chủ yếu và chiếm số đông là các ngành nghề thương mại, dịch vụ; một số ở các ngành ăn uống, tiểu thủ công nghiệp vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ gia đình, bên cạnh đó khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao.

Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô trong những năm gần đây, các hộ kinh doanh cá thể đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động đáng kể, làm vệ tinh tích cực cho các nhà máy lớn hoạt

47

động trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Song do số lượng hộ kinh doanh khá lớn lại phân bố rải rác trên địa bàn huyện đã làm cho công tác quản lý thu thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế cần có những giải pháp nhằm khắc phục để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuế.

3.2. Hiện trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Xác định mục tiêu, đối tượng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể thể

Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Quế Võ chủ yếu nhằm đạt hai mục tiêu là:

Thứ nhất, đảm bảo kế hoạch thu ngân sách Cục Thuế giao góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Theo kết quả điều tra khảo sát cán bộ thuế: có đến 97% trên tổng số cán bộ được điều tra xác định đây là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất. Như vậy, đảm bảo chỉ tiêu số thu được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành thuế Bắc Ninh nói chung và Chi cục Thuế Huyện Quế Võ nói riêng. Ở nước ta, số thu bằng thuế hàng năm chiểm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của NSNN. Số thuế thu được từ khu vực kinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì vậy làm tốt công tác quản lý thu thuế đối với hộ cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho NSNN.

Thứ hai, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh. Cũng theo kết quả khảo sát cán bộ thuế, 89% trên tổng số cán bộ được điều tra cho rằng đây là mục tiêu quan trọng thứ hai của công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế

48

của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế nâng cao, từ đó tạo thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật” trong mọi tầng lớp dân cư. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế và các văn bản dưới luật để đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.

Đối tượng nộp thuế khoán trên địa bàn huyện Quế Võ là cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên nộp thuế theo phương pháp khoán (gọi chung là hộ nộp thuế khoán) bao gồm:

Một là, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế.

Hai là, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Ba là, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.

Bốn là, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.

Căn cứ vào doanh thu kinh doanh, Đội thuế LXP phân loại hộ kinh doanh nộp thuế khoán theo nhóm: Hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán… Ngoài ra, tùy theo yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương, Đội thuế LXP có thể phân loại theo bậc môn bài, theo địa bàn kinh doanh hoặc theo các nhóm ngành nghề kinh doanh… cho phù hợp.

3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

49

Hiện nay, Chi cục Thuế huyện Quế Võ đang thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ban hành kèm theo Quyết định 1688/QĐ-TCT. Nội dung quy trình được thực hiện như sau:

Thứ nhất, đăng ký thuế

Tại Chi cục Thuế Quế Võ, hồ sơ đăng ký thuế được bộ phận “một cửa” tiếp nhận, sau đó chuyển đến bộ phận KK-KTT. Bộ phận KK-KTT sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện các thủ tục cấp mã số thuế cho người nộp thuế. Nhìn chung, Chi cục đã thực hiện theo đúng quy trình Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế.

Theo báo cáo của Chi cục Thuế huyện Quế Võ, tính đến 31/12/2014, Chi cục đã tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho 4.480 trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)