Kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 32)

thể

Giám sát thực hiện quản lý thuế đã được xây dựng theo qui định chung về pháp luật trong việc tổ chức thực hiện đối với người nộp thuế mà ở đây là hộ kinh doanh cá thể với cơ quan thuế.

Thực hiện luật quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, cơ quan thuế đã xây dựng được cơ chế kiểm tra, giám sát hồ sơ kê khai thuế nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.

Tổ chức quản lý thuế là hoạt động của cả một hệ thống, được vận hành bởi con người được xã hội phân công lao động. Vì là một hệ thống điều hành bởi con người, hoạt động quản lý thuế không thể lúc nào cũng trơn tru, hoàn hảo trên tất cả các khâu của hệ thống. Mặt khác, quản lý thuế là một công việc phức tạp, gần với đồng tiền, vì vậy dễ nảy sinh tiêu cực. Từ đó phát sinh công tác kiểm tra sự hoạt động của bộ máy quản lý thuế. Một mặt, đánh giá thực trạng hoạt động của bộ máy, mặt khác để phòng ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Công tác kiểm tra đối với bộ máy quản lý thuế có thể chia thành hai cách thức:

Thứ nhất, công tác tự kiểm tra: Đây là hoạt động của bộ máy thanh tra nội bộ, mục đích nhằm chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ thuế. Công tác tự kiểm tra mang tính chất thường xuyên, liên tục đối với tất cả các cấp trong hệ thống quản lý thuế từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế đến Chi cục Thuế.

Thứ hai, công tác kiểm tra của các đơn vị ngoài ngành thuế: Thường được tổ chức theo chương trình, kế hoạch định sẵn của các cơ quan thuộc Nhà nước như: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính.

22

Mục đích thanh tra, kiểm tra của các đơn vị này cũng nhằm phát hiện và chấn chỉnh sai phạm của cơ quan thuế các cấp nhưng trên quan điểm khách quan do độc lập với ngành thuế.

Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kiểm tra giám sát chấp hành tốt nhiệm vụ, công vụ của chi cục thuế, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra sự tuân thủ trong toàn ngành thuế; góp phần đưa công tác quản lý thuế và quản lý nội bộ Chi cục Thuế huyện đi vào nề nếp, xây dựng ngành thuế ngày càng vững mạnh toàn diện.

Việc đánh giá quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể dựa trên việc thực hiện ba nội dung trình bày ở 1.3.2, 1.3.3, 1.3.4.

Trong đó, xét về định lượng chú ý một số tiêu chí sau:

Thứ nhất, tỷ lệ hộ đăng ký thuế trên tổng số hộ kinh doanh.

Thứ hai, tỷ lệ số thuế nộp trên tổng số thuế ghi thu.

Thứ ba, tổng số thuế nợ đọng trên tổng số thuế ghi thu.

1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng và sự cần thiết quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

1.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể cá thể

1.4.1.1. Môi trường quản lý thuế

Việt Nam đang trên bước đường thành công trong công cuộc phát triển kinh tế với các thành tựu của hơn 20 năm đổi mới. Tình hình chính trị ổn định, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao... cũng là những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn nhất định như, việc ban hành các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế

23

rườm rà gây khó khăn cho người nộp thuế và cán bộ thuế, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của các tầng lớp dân cư còn hạn chế.

Thực tế cho thấy, nếu các hộ kinh doanh cá thể hiểu Luật thuế và các quy định khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì việc thực hiện Luật thuế sẽ được tuân thủ ở mức độ cao và ngược lại, nếu không hiểu biết, tình trạng trốn lậu thuế sẽ phổ biến, các hành vi trốn lậu thuế không được phát hiện, tố giác. Thậm chí có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn được coi là việc đương nhiên hoặc đồng tình ủng hộ.

Thu thuế nhằm mục đích đảm bảo nguồn chi, ngoài việc nuôi sống bộ máy Nhà nước còn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý thuế một mặt sử dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ cơ quan thuế trong tổ chức và quản lý thu thuế, mặt khác để giám sát công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Ngoài ra, với mục tiêu gắn thu chi Ngân sách cho các cấp chính quyền sẽ làm cho chính quyền gắn được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo nguồn chi, từ đó sẽ sát sao trong công tác phối hợp quản lý đối với người nộp thuế. Đặc biệt với việc cơ quan thuế uỷ nhiệm thu một số khoản thu Ngân sách cho UBND các phường xã trong giai đoạn hiện nay. 1.4.1.2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các qui định của các tổ chức kinh tế quốc tế có liên quan đến thuế quan

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với những cam kết về thuế quan của Việt nam với thế giới, đòi hỏi chính sách thuế phải mang lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo công bằng nhất, rõ ràng minh bạch và đơn giản nhất, nhưng cũng thể hiện tính linh hoạt, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở Việt nam nhằm tạo động lực khuyến khích mọi chủ thể tích cực bỏ vốn đầu tư, góp phần thực hiện được mục tiêu kinh tế.

24

Tính công bằng, công khai, minh bạch của thuế thể hiện trước hết ở nội dung các quy định trong chính sách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng cho mọi đối tượng. Chính sách minh bạch là cơ sở cho việc thực thi chính sách thuận lợi, việc thu thuế đảm bảo công bằng, nhanh chóng có hiệu quả, hạn chế phát sinh tiêu cực. Chính sách minh bạch là yếu tố đảm bảo công bằng xã hội về nghĩa vụ giữa người nộp thuế, giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, từ đó, củng cố lòng tin của các chủ thể kinh tế nói riêng, của người dân nói chung đối với Nhà nước. Một chính sách thuế minh bạch sẽ làm tăng tính trung lập của thuế, đồng thời, góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết quốc tế về thuế quan mà Việt Nam ký kết tham gia có tác động không nhỏ đến cơ chế quản lý thuế. Theo những cam kết này, cơ quan thuế phải xây dựng một lộ trình về cắt giảm thuế quan, xây dựng các chuẩn về danh mục mặt hàng đánh thuế đối với kinh tế khu vực và các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia, cải cách thủ tục hành chính thuế quan… Điều đó đặt ra cho ngành thuế một yêu cầu, mục tiêu cấp bách là phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

1.4.1.3. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý thuế

Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, ngành thuế phải tiếp tục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tại lại đội ngũ cán bộ công chức thuế để đảm đương nhiệm vụ quản lý thuế được giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thuế cấp Chi cục. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, đảm bảo đạt 90% cán bộ công nghệ thông tin có thể sử dụng thành thạo ứng dụng vào công tác nghiệp vụ, 60% người sử dụng có thể làm việc trên môi trường mạng. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu

25

xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về người nộp thuế. Triển khai các chương trình đào tạo nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng các doanh nghiệp về nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của người nộp thuế, liên quan đến lĩnh vực kê khai, tính, nộp thuế. Xây dựng phương án bố trí lại hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ để phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đặc biệt là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý thuế. Trên cơ sở rà soát, bố trí lại lực lượng cán bộ một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế. Trước mắt đào tạo chuyên sâu cho lực lượng cán bộ làm công tác tính thuế và công nghệ thông tin.

Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học; cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế.

1.4.1.4. Sự thay đổi phương thức quản lý thuế và cơ sở vật chất để thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Luật quản lý thuế là khuôn khổ pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý thuế và là cơ sở để thực hiện đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thụ động, sang cơ chế tự khai, tự nộp, đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động tính thuế, nộp thuế. Luật có phạm vi điều chỉnh toàn diện, áp dụng với tất cả các khâu trong quá trình thu nộp các sắc thuế và khoản thu ngân sách; qui định rõ

26

quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế, công chức thuế, cơ quan thuế và đặc biệt là luật đã đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác trong công tác quản lý thuế.

Mặt khác, cơ sở vật chất cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, đó là nhà cửa, các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ... Cùng với sự phát triển của đất nước, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế phải ngày càng khang trang, hiện đại. Một mặt, để bộ máy quản lý thuế có thể hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực. Mặt khác, để phục vụ người nộp thuế một cách nhanh gọn, chính xác, giảm thiểu những phiền hà không đáng có.

Một trong những cơ sở vật chất quan trọng đó là hệ thống các công nghệ thông tin trong cơ quan thuế. Thông qua việc ứng dụng công nghệ tin sẽ giảm thiểu rất nhiều thời gian, công sức của cán bộ thuế cũng như của người nộp thuế. Qua vận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin sẽ giúp việc quản lý thuế được chính xác tình trạng hoạt động cũng như thu thập thông tin của người nộp thuế thông qua trao đổi, đối chiếu, nâng cao tính chính xác của công tác dự báo nguồn thu cũng như báo cáo, thống kê. Tầm quan trọng đặc biệt của công nghệ thông tin sẽ phát huy ưu điểm tuyệt đối khi ứng dụng trong thanh toán bắt buộc thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, tạo điều kiện cho việc quản lý thuế chặt chẽ, công bằng.

1.4.2. Sự cần thiết quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Thứ nhất, phải quản lý để nâng cáo ý thức của các hộ kinh doanh cá thể trong việc chấp hành pháp luật thuế. Hộ kinh doanh cá thể có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, do đó nó có khả năng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể cũng có một số mặt hạn chế. Đặc điểm của hộ cá thể là làm ăn riêng lẻ, tản mạn, rời rạc; trình độ, hiểu biết pháp luật thấp và luôn tìm mọi

27

cách để tìm ra những chỗ sơ hở, non yếu trong quản lý kinh tế để kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế… Dưới tác động của quy luật giá trị, thành phần kinh tế này rất dễ bị phân hóa. Sự năng động mang tính tự phát theo thị trường này, nếu thiếu sự định hướng thì sẽ không bao quát được nhu cầu thị trường. Hơn nữa, đối với hộ kinh doanh cá thể hầu như không có một tổ chức, hiệp hội nào đứng lên làm đại diện. Các quy định để quản lý các hộ kinh doanh cá thể cũng chưa được nghiên cứu cụ thể và rõ ràng như các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, để phát huy được những tiềm năng vốn có và khắc phục những khiếm khuyết trên, cần thiết phải có sự quản lý đối với các hộ kinh doanh cá thể để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế.

Thứ hai, thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lạnh mạnh, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế đúng, đủ vào ngân sách nhà nước, trở thành một thành phần kinh tế trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho đất nước. Trong việc kê khai nộp thuế cho nhà nước, người nộp thuế chính là khách hàng và cơ quan thuế là người phục vụ. Việc cán bộ thuế sách nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế ở các khâu: Nộp hồ sơ khai thuế, mua hoá đơn, chấp hành việc thanh, kiểm tra của cơ quan thuế... vẫn diễn ra phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Thời gian dành cho việc kê khai, nộp thuế chiếm khá nhiều thời gian của người nộp thuế.

Đối với các hộ kinh doanh cá thể dù mô hình tổ chức, quản lý của hộ không phức tạp, thậm chí đơn giản nhưng số lượng lại đông, quy định nộp thuế theo tháng dẫn đến ùn tắc khâu nộp thuế những ngày cuối tháng. Thậm chí đối với các hộ kế toán tư nhân, việc kiểm soát hồ sơ khai thuế để tính số nộp cũng mất nhiều thời gian do chưa có ứng dụng tin học trong kê khai cũng làm mất nhiều thời gian của hộ. Điều này cũng dẫn đến một số tiêu cực như:

28

Cán bộ thuế kê khai thuế thay chủ hộ, gây khó khăn hoặc ưu ái để sách nhiễu, vòi vĩnh.

Vì vậy, việc xây dựng một môi trường lành mạnh, trong sạch, văn minh giữa cơ quan thuế và người nộp thuế để việc kê khai nộp thuế của người nộp thuế được dễ dàng, thuận tiện với thời gian và chi phí thấp nhất là yêu cầu quan trọng trong quản lý thuế.

1.5. Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của một số địa phƣơng trong nƣớc địa phƣơng trong nƣớc

1.5.1. Tổng quan kinh nghiệm về quản lý thuế của một số địa phương trong nước nước

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Chi cục Thuế Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng có dân số khoảng 360,9 ngàn người, diện tích gần 15 km2 gồm 25 phường. Toàn quận có 364 đơn vị quốc doanh Nhà nước;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)