7. Kết cấu của khóa luận
3.4. Hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin
Nếu như với thư viện truyền thống còn tồn tại các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu là đọc tại chỗ, cung cấp tài liệu trên giấy thì nay cùng với sự phát triển của CNTT các dịch vụ thư viện điện tử cũng phát triển rất mạnh theo sau sự phát triển của các dịch vụ mạng internet như: thư điện tử, đa phương tiện nghe nhạc, xem phim,…trên cơ sở đó Thư viện cần phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Mục tiêu của việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin là nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của người sử dụng.
Thư viện có thể phát triển các dịch vụ trực tuyến dưới các hình thức cung cấp thông tin về tài liệu toàn văn, phát triển mạnh các sản phẩm là các CSDL: CSDL toàn văn, CSDL thư mục, CSDL dữ kiện, phát triển dịch vụ thông tin có chọn lọc dành cho đối tượng người có cùng nhu cầu, hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện, tổ chức hội thảo chuyên đề khoa học giữa các chuyên gia và những người có cùng mối quan tâm, tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin điện tử theo yêu cầu.
Muốn vậy, Thư viện cần đầu tư đào tạo những cán bộ có trình độ hiểu biết ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, hiểu biết vi tính để phụ trách phục vụ các dịch vụ thông tin điện tử. Để phát triển các sản phẩm thông tin điện tử, Thư viện cần đánh giá thường xuyên các sản phẩm mình cung cấp thông qua các tiêu chí: mức độ bao quát nguồn tin, chất lượng của nguồn tin điện tử, khả năng cập nhật thông tin của các sản phẩm và khả năng truy cập của nó. Mặt khác còn đánh giá thông qua người dùng tin như số lượt truy cập hay sử dụng,
đồng thời cần đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin điện tử theo sự phát triển của xã hội.
3.5. Sử dụng tối đa các tính năng của phần mềm
Phần mềm Libol 6.0 bao gồm 9 phân hệ, trong đó thư viện đã ứng dụng được 6 phân hệ, 3 phân hệ nữa chưa được ứng dụng, đó là phân hệ Mượn liên thư viện, phân hệ ấn phẩm định kỳ và phân hệ bổ sung.
Phân hệ mượn liên thư viện : Giúp Thư viện chia sẻ và khai thác
nguồn tư liệu của các Thư viện khác, cho phép Thư viện kiểm soát và xử lý các yêu cầu mượn liên thư viện dành cho bạn đọc, liệt kê các tài liệu đã chuyển về Thư viện theo yêu cầu của bạn đọc…,
Phân hệ ấn phẩm định kỳ : giúp Thư viện quản lý được các loại ấn
phẩm định kỳ như : báo, tạp chí, cho phép cán bộ thư viện thực hiện được các chức năng sau :
- Lập yêu cầu bổ sung
- Xem các yêu cầu mới được bổ sung - Xác định cấp định kỳ cho một ấn phẩm - Đăng ký số mới cho một ấn phẩm - …
Phân hệ bổ sung : giúp Thư viện quản lý công tác bổ sung và quản lý
vốn tài liệu một cách hiệu quả, bao gồm các chức năng : - Đơn đặt
- Bổ sung - Kế toán - Kho - Thống kê
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, Thư viện nên sử dụng tối đa các chức năng của phần mềm. Ngoài ra, các phần mềm đã được
Thư viện ứng dụng cũng cần khai thác và sử dụng tối đa để đảm bảo cho hoạt động Thư viện tốt hơn.
3.6. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật
Đầu tư trang thiết bị: một thư viện điện tử muốn hoạt động tốt và đạt
hiệu quả phải có một hạ tầng cơ sở kỹ thuật đủ mạnh, có khả năng đáp ứng các yêu cầu khai thác thông tin của đông đảo bạn đọc tại bất kỳ vị trí nào, bất kỳ thời điểm nào. Do đó, cần xây dựng một hạ tầng cơ sở kỹ thuật đủ mạnh, đường truyền mạng kết nối phải có tốc độ cao, băng thông rộng.
Hệ thống máy chủ lớn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ tra cứu trực tuyến, tra cứu dữ liệu số, dịch vụ web, mail,…phải có một hệ thống tường lửa để ngăn chặn các truy cập trái phép, một hệ thống lưu trữ dữ liệu số phải lớn (ổ cứng máy chủ cần tính bằng Terabyte) và một số máy chủ cho các ứng dụng khác. Hệ thống máy chủ phải được thiết kế với khả năng phân tải khi bạn đọc truy cập vào tra cứu với số lượng đông, đảm bảo các yêu cầu về an ninh và an toàn tài nguyên thông tin. Phải có khả năng mở rộng trong tương lai khi có nhu cầu mở rộng hệ thống.
Hệ thống máy trạm đủ để cập nhật dữ liệu cho cán bộ thư viện, khai thác thông tin cho bạn đọc tra cứu. Hệ thống máy trạm cho các cán bộ làm công tác số hoá, xử lý tài liệu số, đặc biệt các tài liệu video phải được trang bị loại cấu hình cao.
Trong tương lai, các kho tài liệu phục vụ bạn đọc phải tổ chức thành kho mở, do đó việc đầu tư cổng từ cho các kho này cũng cần phải được ưu tiên và lập kế hoạch trước.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với sự phát triển của CNTT đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của mỗi quốc gia. Thông tin trở thành một nguồn lực quan trọng tạo nên ưu thế về kinh tế - chính trị của nhân loại. CNTT có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt CNTT là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong công tác quản lý. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV đã đem lại nhiều lợi ích to lớn, từ việc quản lý, việc điều hành thư viện, cho đến việc phục vụ nhu cầu bạn đọc tra cứu thông tin. Chính vì lẽ đó mà CNTT như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các thư viện ở Việt Nam và thư viện trường. Nó cũng đánh dấu một bước phát triển mới trong việc ứng dụng lợi ích CNTT vào công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu nói chung và của công tác TT-TV nói riêng. Do đó việc ứng dụng này cần được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo đơn vị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Đề tài “Ứng dụng phần mềm Libol tại thư viện Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên” đã xem xét các khía cạnh của việc ứng dụng phần mềm Libol. Việc ứng dụng này cũng chính là làm hiện đại hoá thư viện của trường, từ thực trạng ứng dụng phần mềm quản trị vào hoạt động thực tiễn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV nói chung và đặc biệt trong công tác TT-TV của trường, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ chính trị (2000), Chỉ thị 58-CT/TƯ ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Nguyễn Huy Chương (2008), Tập bài giảng thư viện điện tử, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Hiệp, "Vấn đề tin học hoá và phần mềm quản lý thư viện”, Website Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh, truy cập ngày 10/4/2011, địa chỉ:
http://www.glib.hcmuns.edu.vn/clb/bt2002/pmemthuvien.htm
4. Đỗ Văn Hùng (2008), Hiện đại hoá và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho các phòng tư liệu của các Khoa/Bộ môn trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
5. Cao Minh Kiểm (2008), Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin, thư viện ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (Số 1)
6. Tuấn Quang Minh (2008). Ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp ILIB vào công tác tra cứu và lưu thông tài liệu tại thư viện Quốc gia Việt Nam: Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện thông tin. Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.
7. Trương Thị Thu Phương (2006). Tìm hiểu việc triển khai ứng dụng phân hệ bổ sung và phân hệ biên mục của phần mềm ILIB tại Thư viện Quốc gia Việt Nam: Khoá luận tốt nghiệp khoa Thư viện thông tin. Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.
8. Trần Thị Quý (2007). Tự động hóa công tác thông tin, thư viện. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.