Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.1. Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế - xã hội

Hội sở chính của SCB tọa lạc tại trung tâm Tp. HCM, nơi được xem là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội lớn nhất nước với tỷ trọng GDP chiếm 1/3 GDP của cả nước. Nằm trong địa bàn trọng điểm kinh tế của cả nước với mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao, SCB phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ nhắm đến từng đối tượng khách hàng cụ

thể. Bằng việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm, chính sách tiền gửi phân khúc theo từng nhóm khách hàng như chính sách khách hàng VIP, chính sách tiền gửi KHCN, chính sách ưu đãi khách hàng trung niên, đáp ứng mong đợi của khách hàng với những trải nghiệm ngân hàng độc đáo.

Môi trường pháp lý

Hệ thống các văn bản pháp luật về dịch vụ ngân hàng

Hệ thống pháp luật ngân hàng ở Việt Nam đã từng bước được hình thành và đang dần hoàn thiện, tạo nên một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh cả về tổ chức lẫn hoạt động cho các tổ chức tín dụng, tạo cơ sở pháp lý an toàn cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của thị trường DVNH, đặc biệt là sự phát triển của thị trường dịch vụ huy động vốn và yêu cầu của quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất cập. Hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động DVNH tương đối phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, dẫn đến khó tra cứu, áp dụng; các văn bản pháp luật còn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp nhiều vào hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTM. Ngoài ra, cơ chế quản lý và cấp phép cho các DVNH chưa phù hợp với thực tiễn vì các giấy phép hoạt động của các NHTM không thể cập nhật dịch vụ cụ thể được ban hành sau khi giấy phép được cấp. Điều này dẫn đến thực trạng là các NHTM vẫn được thực hiện cả các dịch vụ không được quy định trong giấy phép, do vậy, làm giảm hiệu lực pháp lý của các giấy phép. Ngoài ra, cơ chế quản lý hiện hành đòi hỏi các NHTM phải xin phép NHNN từng lần khi muốn cung cấp một dịch vụ mới. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng DVNH khi mà việc cấp phép kéo dài, dẫn đến chậm trễ trong việc cho ra đời sản phẩm mới, giảm tính cạnh tranh và bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh.

Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ ngân hàng

Mục tiêu của các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước hướng vào việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại

hình doanh nghiệp. Sự độc lập tương đối về tổ chức và tách biệt về chức năng đã tạo điều kiện cho NHNN nâng cao vai trò trong quản lý đối với các hoạt động ngân hàng, giúp cho nền kinh tế ổn định và phát triển, hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh và có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cũng cho thấy việc quản lý của NHNN còn nhiều vấn đề cần được hoàn thiện. Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến:

- Mô hình tổ chức của NHNN chưa hoàn thiện, chưa thực sự được độc lập với các cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng hoạch định chính sách tiền tệ;

- Chức năng thanh tra, giám sát của NHNN chưa được thực hiện triệt để; - Việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định… còn chậm. Những chậm trễ trong việc cho ra đời các căn bản hướng dẫn thi hành luật, sự cạnh tranh không lành mạnh từ một số ngân hàng do lỏng lẻo trong cơ chế thanh tra giám sát của NHNN ảnh hưởng không tốt đến hệ thống ngân hàng.

Yếu tố tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân

Định hướng hoạt động mảng dịch vụ huy động vốn của SCB rải đều cho hầu hết các đối tượng khách hàng cá nhân, chưa có sự nổi trội, phân khúc rõ ràng các đối tượng khách hàng cụ thể. Mặt khác, tâm lý của đa số người dân chưa thực sự tin tưởng vào các ngân hàng tư nhân, mà còn mang nặng tâm lý ngân hàng có vốn nhà nước. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dịch vụ của một NHTM như SCB.

Bên cạnh đó thói quen tiêu dùng của đại đa số người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, vẫn mang nặng thói quen sử dụng tiền mặt và cất trữ tiền mặt. Chính việc này làm ảnh hưởng nhiều đến dịch vụ huy động vốn và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động huy động vốn của SCB.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng. SCB đang phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn phát triển rất mạnh với nhiều hình thức huy động hấp

dẫn với lãi suất cao, phí dịch vụ ngày càng thấp cùng với các chương trình khuyến mãi và các dịch vụ bổ trợ đa dạng đã gây cho SCB một áp lực cạnh tranh không nhỏ. Đặc biệt là khi thị trường có những biến động về lãi suất huy động không được vượt trần của NHNN, SCB gặp không ít khó khăn khi luôn tuân thủ theo quy định của NHNN, không thực hiện giao dịch với mức vượt trần.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)