6. Kết cấu của luận văn
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tiền thân là ngân hàng TMCP Quế Đô) được thành lập vào năm 1992 theo giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP, giấy phép thành lập số 308/GP-UB, đăng ký kinh doanh số 4103001562.
Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, ngân hàng Quế Đô hoạt động thua lỗ trên 20 tỷ, nợ quá hạn hơn 20 tỷ không có khả năng thu hồi, hoạt động dưới sự giám sát đặc biệt và thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, ngày 08/04/2003, Ngân hàng Quế Đô chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho phép đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với bộ máy quản trị, lãnh đạo mới, từng bước tháo gỡ những khó khăn, giải quyết những mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổ chức. Và đây cũng là năm đầu tiên ngân hàng kinh doanh có lãi sau hơn 12 năm thành lập, tổng tài sản năm 2003 đạt 1.133 tỷ đồng.
Năm 2004, SCB có sự thay đổi về nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Đây là bước ngoặt bắt đầu cho một giai đoạn phát triển ổn định của SCB. Tổng tài sản SCB đạt 2.268 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 19 tỷ đồng.
Năm 2005, được coi là năm bản lề đối với sự tồn tại và phát triển của SCB, năm đầu tiên SCB được NHNN xếp loại A trong khối các Ngân hàng TMCP, đồng thời nhận được hàng loạt các giải thưởng, danh hiệu về hoạt động, thương hiệu, sản phẩm và thành tích đóng góp cho xã hội. Tổng tài sản đạt 4.031 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 46 tỷ đồng.
Năm 2006, tiếp tục quá trình phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn trước, tổng tài sản SCB đạt gần 11.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 154 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng và trải đều trên cả nước với 23 điểm
giao dịch, gấp 2 lần so với năm trước. Cũng trong năm này, SCB đạt kỷ lục Việt Nam về sự kiện “Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi” cùng các giải thưởng về thương hiệu, sản phẩm và sự công nhận của xã hội khác.
Năm 2007, là năm đầu tiên Báo cáo tài chính của SCB được tổ chức kiểm toán quốc tế - Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đảm trách. Trong năm SCB cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận như cờ thi đua do NHNN trao tặng vì thành tích hoạt động “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín – chất lượng 2007”, cúp Cầu vàng Việt Nam 2007 ngành Ngân hàng. Triển khai chiến lược phát triển mạng lưới đề ra từ năm trước, đến cuối năm 2007 số điểm giao dịch lên 42 điểm. Tổng tài sản đạt gần 26.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 359 tỷ đồng.
Năm 2008, tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực và tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, trong năm 2008 SCB đã duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định và có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản đạt 38.956 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 646 tỷ đồng. Với những thành công đó, SCB vinh dự nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động. Số điểm giao dịch nâng lên con số 87 điểm đến cuối năm 2008 là nỗ lực rất lớn của SCB trong chiến lược tăng cường phát triển mạng lưới hoạt động.
Năm 2009, SCB chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Công tác quản lý chất lượng được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn trên trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Tổng tài sản đạt 54.492 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 423 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số điểm giao dịch đạt 111 điểm, đã mở ra cơ hội kinh doanh thuận lợi và vị thế cạnh tranh rất đáng kể của SCB trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam.
Năm 2010, ghi nhận nhiều bước chuyển biến quan trọng trong chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động quản trị điều hành theo hướng củng cố, kiện toàn và phát triển về chất sau một thời gian phát triển mở rộng. Ngoài ra, trong năm 2010, SCB cũng đã kết nối thành công với VNBC, liên thông 3 hệ thống Banknetvn, Smartlink và VNBC, tạo sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ SCB. Công ty thành viên Quản lý nợ và Khai thác Tài sản (SCBA) được thành lập và bước đầu đi
vào hoạt động đã góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của SCB. Năm 2010, tổng tài sản đạt 60.183 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 447 tỷ đồng.
Năm 2011, tiếp tục kiện toàn bộ máy quản trị và phát triển theo chiều sâu, đến tháng 11/2011, tổng tài sản ở mức 80.721 tỷ đồng, chênh lệch thu nhập chi phí 701 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kể từ sau ngày 07/09/2011, với sự ra đời của Chỉ thị 02 về việc nghiêm túc thực hiện trần lãi suất huy động bằng VND 14%/năm, nguồn vốn huy động của phần lớn các NHTM đã bị sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động. Tình hình thanh khoản của ngân hàng TMCP Sài Gòn trong trạng thái thiếu hụt trầm trọng, buộc phải hợp nhất theo yêu cầu của NHNN. Theo đó, ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên.
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại TP.HCM. Vốn điều lệ đạt 10.585 tỷ đồng. Và đặc biệt là mạng lưới của ngân hàng đã lên đến 230 điểm giao dịch trên cả nước, điều này sẽ giúp khách hàng giao dịch tại SCB một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.
Từ những thế mạnh sẵn có cùng với sự quan tâm hỗ trợ của cơ quan ban ngành, Ngân hàng Nhà Nước và sự quyết tâm cao của tập thể cán bộ nhân viên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã từng bước ổn định hoạt động kinh doanh và sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng Nhân sự - SCB)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của SCB
Cơ cấu tổ chức của SCB được xây dựng và phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ phân cấp/phân quyền của các phòng/ban, đơn vị, hoàn thiện định biên nhân sự trên toàn hệ thống. Đẩy mạnh, phát huy hiệu quả thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng/ban.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh tại SCB giai đoạn 2009 – 2011 Đvt: tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 +/- % +/- % 1 Tổng tài sản 54,492.47 60,182.88 80,830.56 5,690.41 10.44 20,647.68 34.31 2 Thu nhập lãi thuần 832.72 461.04 1,149.11 (371.68 ) (44.63) 688.07 149.24
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 4,343.85 5,377.19 9,522.44 1,033.34 23.79 4,145.25 77.09 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (3,511.13) (4,916.15) (8,373.33) (1,405.02) 40.02 (3,457.18) 70.32 3 Lãi thuần từ HĐDV 38.45 1,046.98 92.50 1,008.53 2622.96 (954.48) (91.17) Thu nhập từ HĐDV 58.26 1,086.06 121.40 1,027.80 1764.16 (964.66) (88.82) Chi phí HĐDV (19.81) (39.08) (28.90) (19.27) 97.27 10.18 (26.05) 4 Lãi thuần từ HĐ KDNH 139.22 27.72 391.78 (111.50) (80.09) 364.06 1,313.35 5
Lãi thuần từ mua
bán CKKD 38.62 0.13 - (38.49) (99.66) (0.13) (100.00) 6
(Lỗ)/Lãi thuần từ
mua bán CKĐT 4.43 (52.40) (0.74) (56.83) (1,282.84) 51.66 (98.59) 7
Lãi thuần từ hoạt
động khác 12.05 26.55 83.48 14.50 120.33 56.93 214.43 8 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 1.04 6.86 1.60 5.82 559.62 (5.26 ) (76.68) 9 Tổng thu nhập HĐ 1,066.53 1,516.88 1,515.82 450.35 42.23 (1.06) (0.07) 10 Tổng chi phí HĐ (455.24) (588.43) (963.23) (133.19) 29.26 (374.80) 63.69 11 LN từ HĐKD trước chi phí DPRRTD 611.29 928.46 754.69 317.17 51.89 (173.77) (18.72) 12 Tổng LN trước thuế 423.28 447.28 (9.50) 24.00 5.67 (456.78) (102.12) 13 Chi phí thuế TNDN (108.55) (169.20) (17.73) (60.65) 55.87 151.47 (89.52) 14 Lợi nhuận sau thuế 314.73 278.09 (27.24) (36.64) (11.64) (305.33) (109.80) 15 ROA 0.58 0.46 (0.03) (0.12) (20.00) (0.50) (107.29)
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SCB từ 2009 – 2011)
Tổng tài sản của SCB cuối năm 2010 đạt 60,182.88 tỷ đồng tăng 5,690.41 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương tăng 10.44%. Đến năm 2011, tổng tài sản cảu SCB tăng mạnh, đạt mức 80,830.56 tỷ đồng, tăng 20,647.68 tỷ đồng, tương đương 34.31% so với năm 2010.
Lợi nhuận sau thuế của SCB giảm mạnh dần, năm 2009 đạt 314.73 tỷ đồng, đến 2010 chỉ đạt 278.09 tỷ đồng, giảm 27.24 tỷ đồng tương đương giảm 36.64%; chủ yếu do sự giảm sút của các khoản thu từ kinh doanh vàng, ngoại hối (với sự kiện đóng cửa sàn giao dịch vàng trong năm), lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 27.72 tỷ đồng, giảm 111.5 tỷ đồng (tương đương giảm 80.09%) so với năm 2009. Lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư năm 2010 là 52.4 tỷ đồng, giảm 56.83 tỷ đồng so với năm 2009 ( tương đương giảm 1,282.84%) góp phần làm lợi nhuận sau thuế của SCB giảm mạnh. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế ở trạng thái âm 27.24 tỷ đồng, giảm 305.33 tỷ đồng, tương đương giảm 109.8%.
Lợi nhuận của SCB giảm trong 2 năm 2010 và 2011 chủ yếu do thua lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động kinh doanh ngoại hối; đặc biệt chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự trong năm 2011 tăng mạnh do SCB bị mất thanh khoản trầm trọng, chi phí trả lãi trong năm 2011 tăng 70.32% so với năm 2010. Tổng chi phí hoạt động tăng mạnh qua các năm, năm 2010 tăng 29.26% so với năm 2009, năm 2011 tăng 63.69% so với năm 2010.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của SCB trong năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, đạt 1,046.98 tỷ đồng, tăng 1,008.53 tỷ đồng, tương đương tăng 2,622.96%. Tuy nhiên, đến năm 2011 lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh, giảm 91.17% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình mất thanh khoản của SCB, dịch vụ tín dụng không tăng trưởng và hầu hết các dịch vụ phi tín dụng của SCB như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán quốc tế,….đều có các chính sách phí cạnh tranh hoặc miễn giảm phí hoàn toàn.
Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA giảm liên tục từ 0.58% trong năm 2009 xuống 0.46% trong năm 2010, và ở trạng thái âm 0.03% trong năm 2011.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
Năm 2012, nền kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn; do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Và năm 2012 cũng là năm đầu tiên Ngân hàng
TMCP Sài Gòn hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn xuất phát từ tình hình thị trường, trong năm qua, SCB còn phải nỗ lực khắc phục những khó khăn nội tại để củng cố, tái cơ cấu toàn bộ tổ chức, hoạt động của ngân hàng, từng bước hoàn thiện cơ chế quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 63.84 tỷ đồng. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA đạt 0.04%.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại SCB năm 2012
Đvt: tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu Năm 2012
1 Tổng tài sản 149,205.56
2 Thu nhập lãi thuần 3,185.95
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 17,317.30
Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (14,131.35)
3 Lỗ thuần từ HĐDV ( 8.88)
Thu nhập từ HĐDV 28.41
Chi phí HĐDV (37.29)
4 Lỗ thuần từ HĐ KDNH (1,104.28)
5 Lãi thuần từ mua bán CKKD -
6 (Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán CKĐT (41.53)
7 Lãi thuần từ hoạt động khác 1,259.72
8 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 9.50
9 Tổng thu nhập HĐ 3,310.86
10 Tổng chi phí HĐ (2,353.42)
11 Lợi nhuận từ KĐKD trước chi phí DPRRTD 957.44
12 Tổng LN trước thuế 77.20
13 Chi phí thuế TNDN (13.36)
14 Lợi nhuận sau thuế 63.84
15 ROA 0.04
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
SCB có hầu hết các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn phổ biến, gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm với các loại kỳ hạn khác nhau, hoặc giấy tờ có giá.
Loại tiền tệ huy động: SCB huy động các loại tiền tệ gồm VND, USD, EUR, CAD, GBP, AUD. Ngoài ra SCB còn huy động vàng thông qua hình thức phát hành chứng chỉ vàng ngắn hạn.
Kỳ hạn huy động vốn: gồm loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với thời hạn từ 1 tuần đến 60 tháng.
Hình thức trả lãi: đa dạng, tuỳ nhu cầu của khách hàng gồm trả trước cả kỳ, trả lãi định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm hoặc trả lãi cuối kỳ.
SCB thực hiện hiện đại hóa hệ thống dữ liệu, hệ thống dữ liệu được kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi một nơi lãnh nhiều nơi, do vậy khi khách hàng dù đến giao dịch gửi tiền tại một điểm giao dịch nào, cũng có thể thực hiện giao dịch rút tiền ra tại bất cứ điểm giao dịch nào của SCB.
2.2.1.1. Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán của SCB dành cho khách hàng cá nhân hiện nay với số dư duy trì tối thiểu trên tài khoản là: 50,000 đồng. Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Tại SCB, tiền gửi thanh toán ngoài những chức năng thông thường còn có sản phẩm Đầu tư qua đêm, có chức năng quản lý vốn tự động, khi số dư đạt đến giới hạn đăng ký, số tiền vượt sẽ tự động chuyển sang loại tiền gửi khác để khách hàng có cơ hội hưởng lãi suất cao hơn.
Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản, có thể rút tiền mặt, hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các ủy nhiệm thanh toán trong phạm vi số dư tiền gửi đang có trên tài khoản.
Ngân hàng chỉ thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản: rút tiền mặt, trích tiền từ tài khoản. Trường hợp, cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu chủ tài khoản phải thanh toán, chi trả thì ngân hàng được quyền trích số dư trên tài khoản để thanh toán. Ngân hàng sẽ thu phí khi thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu.
2.2.1.2. Tiền gửi tiết kiệm
Khách hàng được cấp thẻ tiết kiệm khi gửi tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Thẻ tiết kiệm thể hiện thông tin của khách hàng, số tiền gửi, lãi suất, ngày gửi và ngày đến hạn. Khi khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Tài khoản tiết kiệm không được ký phát séc và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng được bảo hiểm.
Tiền gửi tiết kiệm tại SCB ngoài các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn với các hình thức trả lãi trước, định kỳ, trả lãi sau,... còn có các loại tiền gửi sau:
- Tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn nhiều lần: nhằm hướng đến tạo sự