6. Kết cấu của luận văn
2.2.2.1. Thực trạng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn
2.2.2.1. Thực trạng huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn hàng TMCP Sài Gòn
Tình hình huy động vốn tiền gửi đối với KHCN
Giai đoạn 2009 – 2011
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn tiền gửi KHCN tại SCB giai đoạn 2009-2011
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Vốn huy động KHCN 29,092.84 40,449.42 37,100.42 11,356.58 39.04% (3,349.00) -8.28% Tiền gửi không kỳ hạn
351.29 831.94 788.58 480.65 136.82% (43.36) -5.21% Tiền gửi có kỳ hạn 28,741.55 39,617.48 36,311.84 10,875.93 37.84% (3,305.64) -8.34% 2. Tỷ trọng tiền gửi KKH/ Vốn huy động cá nhân 1.21% 2.06% 2.13% 0.85% 70.33% 0.07% 3.34% 3. Tỷ trọng tiền gửi CKH/ Vốn huy động KHCN 98.79% 97.94% 97.87% -0.85% -0.86% -0.07% -0.07% 4. Tỷ trọng huy động vốn KHCN/Tổng vốn huy động 59.49% 74.30% 49.61% 14.81% 24.89% -24.69% -33.23%
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SCB từ năm 2009-2011)
SCB luôn xác định huy động vốn tiền gửi đối với KHCN là hoạt động quan trọng của ngân hàng. SCB tập trung nguồn lực với nhiều hình thức, biện pháp tìm kiếm, mở rộng, chăm sóc khách hàng để nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày
càng tăng trưởng. Cụ thể, năm 2009 huy động được 29,092.84 tỷ đồng. Năm 2010 huy động được 40,449.42 tỷ đồng, tăng 11,356.58 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 39.04%. Đến năm 2011, NHNN thực hiện trần lãi suất 14%, cùng với các thông tin liên quan đến ngân hàng về tái cơ cấu, sáp nhập, giải thể… cộng thêm ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng tiên phong trong tiến trình tái cơ cấu ngân hàng của Chính phủ, gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin cho khách hàng, khách hàng rút tiền chuyển sang gửi các ngân hàng lớn, có vốn của nhà nước làm tình hình huy động trở nên khó khăn, số dư huy động giảm liên tục trong các tháng cuối năm 2011. Số dư huy động từ KHCN năm 2011 là 37,100.42 tỷ đồng, giảm 3,349 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 8.28% so với năm 2010.
Năm 2012
Bảng 2.4 Tình hình huy động vốn tiền gửi KHCN tại SCB năm 2012
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 01/01/2012
(tại thời điểm hợp nhất) 31/12/2012
Chênh lệch +/- %
1. Vốn huy động KHCN 71,392.00 101,237.44 29,845.44 41.81% Tiền gửi không kỳ hạn 409.22 707.04 297.82 72.78% Tiền gửi có kỳ hạn 70,982.78 100,530.40 29,547.62 41.63% 2. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ
hạn/Vốn huy động cá nhân 0.57% 0.70% 0.13% 21.84% 3. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ
hạn/Vốn huy động cá nhân 99.43% 99.30% -0.13% -0.13% 4. Tỷ trọng huy động vốn cá
nhân/Tổng vốn huy động 54.88% 75.03% 20.15% 36.72%
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SCB năm 2012)
Tổng nguồn vốn huy động của SCB trong năm 2012 liên tục đạt mức tăng trưởng nhanh và mạnh. Theo đó, tính đến 31/12/2012, tổng số dư huy động vốn từ KHCN đạt 101,237.44 tỷ đồng, tăng 29,845.44 tỷ so với thời điểm hợp nhất, tương đương tăng 41.81%.
So với đầu năm, nguồn vốn huy động của SCB đã được cải thiện theo hướng tích cực. Tỷ trọng vốn huy động từ KHCN chiếm đến 75.03% trong tổng vốn huy động của SCB. Có được sự tăng trưởng này, đầu tiên là do sự hợp nhất của 03 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín
Nghĩa (TNB), và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (FCB); ngân hàng hợp nhất với một mạng lưới rộng khắp, cùng số lượng khách hàng giao dịch cao và ổn định góp phần nâng cao doanh số huy động tiền gửi cho SCB. Đồng thời là nhờ sự nỗ lực của các CBNV trong công tác tìm kiếm, chăm sóc khách hàng và sự động viên kịp thời của lãnh đạo trong công tác huy động vốn, SCB đã dần vượt qua được giai đoạn khó khăn về thanh khoản, đang dần lấy lại lòng tin khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu huy động vốn KHCN theo kỳ hạn gửi
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn KHCN theo kỳ hạn gửi tại SCB giai đoạn 2009-2011
Đvt: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SCB từ năm 2009-2011)
- 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 30,000.00 35,000.00 40,000.00
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 351.29 831.94 788.58
28,741.55
39,617.48 36,311.84
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu huy động vốn KHCN theo kỳ hạn gửi tại SCB năm 2012
Đvt: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SCB năm 2012)
Tiền gửi có kỳ hạn của KHCN tại SCB chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động từ KHCN luôn chiếm trên 97% từ năm 2009 đến 2012. Đây là kết quả của việc SCB đã liên tục triển khai mới các sản phẩm/ chương trình/ chính sách huy động dành cho KHCN trong từng thời kỳ nhất định.
SCB luôn có nhiều sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của KHCN. Giai đoạn từ năm 2009 đến 2011, SCB có các sản phẩm nổi trội như: Kỳ hạn vàng-lãi suất vàng, Gửi nhiều-Ưu đãi lớn, Gửi ngay-Hưởng liền-Cùng gửi cùng vui, Gửi USD-nhận nhiều ưu đãi, Chùm sản phẩm tích lũy,…….Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển về công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, năm 2010 SCB đã triển khai thành công sản phẩm “Tiền gửi Online”, là sản phẩm mới được tích hợp trên internetbanking, tạo nền tảng cho việc mở rộng kênh phân phối của SCB.
Đặc biệt, trong năm 2012, SCB cung cấp đến KHCN khoảng 29 sản phẩm/ chương trình/ chính sách; trong đó có một số sản phẩm/ chương trình huy động vốn nổi bật như: “Hợp nhất triệu lộc xuân”, “Tận hưởng mùa hè cùng SCB”, “Gửi tiết
- 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 01/01/2012 (tại thời điểm
hợp nhất)
31/12/2012 409.22 707.04
70,982.78
100,530.40
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn
kiệm – nhận quà vàng”, “Tiết kiệm linh hoạt” và “Ưu đãi nhân đôi”. Nhờ đó, SCB đã tạo lập lại được lòng tin đối với khách hàng, góp phần giữ vững và gia tăng được thị phần huy động. Tính đến 31/12/2012, tổng số dư huy động TT1 của SCB đạt mức 106.712 tỷ đồng, tăng 28.103 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,7% so với đầu năm. Trong đó, tăng trưởng huy động VND chiếm khoảng 91% tổng huy động tăng thêm.
Các sản phẩm nổi bật đem lại số dư huy động lớn cho SCB như sau:
- “Hợp nhất triệu lộc xuân” triển khai từ 06/01 đến 06/03/2012 có số dư đạt 28.664 tỷ đồng;
- “Tận hưởng mùa hè cùng SCB” triển khai từ 02/05 đến 08/06/2012 có số dư đạt 32.358 tỷ đồng;
- “Gửi tiết kiệm - Nhận quà vàng” triển khai từ 18/08 đến 10/10/2012 có số dư đạt 31.077 tỷ đồng;
- “60 ngày vàng - Ngập tràn quà tặng” triển khai từ ngày 01/10 đến 29/11/2012 có số dư đạt 47.427 tỷ đồng.
Đa số các sản phẩm huy động chủ lực của SCB hiện tại đều là các sản phẩm dự thưởng hoặc có ưu đãi về lãi suất khi rút vốn. Chính nhờ sự tăng trưởng trong nguồn vốn huy động thị trường 1 đã giúp cho SCB củng cố và tăng cường thanh khoản, tạo điều kiện cho SCB thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng giảm sự phụ thuộc vào việc vay tái cấp vốn từ NHNN.
Cơ cấu huy động vốn KHCN theo loại tiền
Bảng 2.5 Cơ cấu huy động vốn KHCN theo loại tiền tại SCB giai đoạn 2009- 2012 Đvt: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Vốn huy động KHCN 29,092.84 40,449.42 37,100.42 101,237.44 - VNĐ 22,531.21 28,672.93 22,283.20 77,897.97 - Ngoại tệ + Vàng (quy đổi VNĐ) 6,561.63 11,776.49 14,817.22 23,339.47 - Tỷ trọng (%) (Ngoại tệ+ Vàng)/Vốn huy động KHCN 22.55% 29.11% 39.94% 23.05%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SCB từ 2009-2012)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SCB từ 2009-2012)
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu huy động vốn KHCN theo loại tiền tại SCB giai đoạn 2009- 2012 VNĐ 77.45% Ngoại tệ + Vàng 22.55% Năm 2009 VNĐ 70.89% Ngoại tệ + Vàng 29.11% Năm 2010 VNĐ 60.06% Ngoại tệ +Vàng 39.94% Năm 2011 VNĐ 76.95% Ngoại tệ + Vàng 23.05% Năm 2012
Nguồn vốn huy động từ KHCN tại SCB chủ yếu là VNĐ. Số dư huy động đối với ngoại tệ và vàng chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, tuy nhiên tỷ trọng huy động bằng ngoại tệ và vàng trong nguồn vốn huy động từ KHCN tăng đều qua các năm, năm 2009 chiếm 22.55%, năm 2010 chiếm 29.11%. Trong năm 2011 cơn sốt giá vàng tăng, người dân có tâm lý mua trữ vàng nên lượng vàng huy động vốn tăng lên, cộng thêm tỷ giá quy đổi cuối năm 2011 tăng so với năm 2010. Tỷ trọng ngoại tệ và vàng trên tổng vốn huy động từ KHCN năm 2011 là 39.94%, tăng 10.83% so với năm 2010. Nhưng sang năm 2012, huy động từ ngoại tệ, vàng chiếm tỷ trọng còn 23.05% trong tổng nguồn vốn huy động từ KHCN. Trong đó, huy động từ vàng không tăng đáng kể, huy động từ USD giảm là do tỷ giá USD trong năm vẫn giữ ổn định và dự đoán không tăng trong thời gian tới, làm kỳ vọng tăng giá ngoại tệ của người giữ ngoại tệ giảm, hơn nữa lãi suất gửi ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền đồng nên không thu hút được khách hàng gởi tiền bằng USD.
2.2.2.2. Tình hình hoạt động dịch vụ hỗ trợ huy động vốn tiền gửi đối với khách hàng cá nhân
SCB không ngừng cung cấp và nâng cao các dịch vụ hỗ trợ huy động vốn như dịch vụ thẻ ATM, các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để khuyến khích, thu hút các nguồn vốn giá rẻ là tài khoản thanh toán; cụ thể: triển khai các dịch vụ thanh toán hóa đơn, điện, nước,… đặc biệt, SCB đã nâng dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ dừng lại ở chức năng tra cứu thông tin mà còn cung cấp các tiện ích như chuyển khoản, mở và tất toán tài khoản có kỳ hạn, chuyển tiền sang tài khoản tích lũy… SCB đã nhận chứng chỉ xác thực của Verisign trong việc mã hóa đường truyền, đồng thời cũng phát triển đa dạng phương thức nhận xác thực qua SMS và Entrust Token. Các giao dịch tài chính của khách hàng được kiểm tra và xác thực qua 2 vòng bằng mật khẩu và chuỗi bảo mật sinh ra ngẫu nhiên từ hệ thống nhằm đảm bảo giao dịch được xử lý chính xác, an toàn và bảo mật. SCB đã kết nối thành công vào hệ thống Banknetvn và VNBC, SCB đã tiên phong trong việc tham gia làm thành viên của liên minh thẻ Smartlink, đồng thời SCB cũng là 1 trong 4 ngân hàng đầu tiên của liên minh này kết nối thành công vào hệ thống Banknetvn.
Không dừng lại ở đó, từ ngày 10/06/2010, SCB đã kết nối thành công với hệ thống ATM của Ngân hàng Đông Á thuộc liên minh VNBC, nâng tổng số ngân hàng liên minh mà thẻ SCB có thể giao dịch lên đến 30 ngân hàng với hàng ngàn máy ATM phủ khắp toàn quốc.
Thời gian qua, SCB đã không ngừng phát triển các tiện ích dịch vụ thẻ và eBanking, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đem lại cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.