THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY HỢP DANH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 65)

Đối với Việt Nam, một đất nước mang đậm nét văn hóa phương Đông thì mô hình công ty hợp danh là hoàn toàn phù hợp với sự lựa chọn của các nhà đầu tư. Bởi lẽ, người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng rất chú trọng đến mối quan hệ họ hàng dòng tộc. Mà đặc trưng của công ty hợp danh là hình thành dựa trên mối quan hệ quen thân, tin tưởng nhau, hoặc họ hàng thân thích, ruột thịt. Thế nhưng bức tranh về công ty hợp danh trên thị trường Việt Nam hiện nay rất ảm đạm. Các công ty hợp danh chủ yếu tập trung ở hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà nội, theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động là 4.655, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là 51.601; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 13.197; công ty cổ phần là 48.390; doanh nghiệp nhà nước là 4.766. Tuy nhiên, công ty hợp danh chỉ có 20 công ty. Ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 10 công ty. Sự phát triển của hầu hết các loại hình công ty đều tăng nhanh so với thời điểm năm 2000, sau khi nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, duy nhất loại hình công ty hợp danh tăng không đáng kể. Năm 2002, tổng số công ty hợp danh trên cả nước là 14, đến năm 2010, tổng số là 30. Như vậy, trải qua gần 10 năm, nếu các doanh nghiệp khác đều phát triển với tốc độ chóng mặt, thì công ty hợp danh vẫn không phải là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Có thể thấy sự tồn tại khá mờ nhạt của công ty hợp danh không chỉ trong thị trường mà trong cả nhận thức của người dân. Nhiều người chưa từng nghe đến khái niệm "công ty hợp danh", nhiều người nhầm lẫn với khái niệm "hợp doanh".

Hiện nay, các công ty hợp danh chủ yếu hoạt động trong một số lĩnh vực như pháp luật, kiểm toán, vận tải công nghệ: như mua bán thiết bị phần mềm, thiết bị nghiên cứu khoa học; nghiên cứu tư vấn phát triển công nghệ, thương mại; sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa, hàng hóa là nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, mua bán sản phẩm sinh học, hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… tuy nhiên phổ biến nhất là hai lĩnh vực tư vấn luật và kiểm toán. Có thể kể tên một số công ty hợp danh đang hoạt động tốt tại thời điểm này như:

Công ty hợp danh dịch vụ vận tải đường bộ - 20 Láng Hạ - Hà Nội. Công ty hợp danh kiểm toán và tư vấn tài chính Việt Nam - Tòa nhà 21T1- Trung Hòa - Hà Nội.

Công ty hợp danh kiểm toán và định giá VN - 202 ngõ Xã Đàn 2 - Nam Đồng - Hà Nội.

Công ty hợp danh kiểm toán tư vấn ABC - Đào Tấn - Ba Đình - Hà Nội. Công ty hợp danh kiểm toán VN - Trung Yên - Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội.

Các công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý chiếm số lượng nhiều hơn. Những công ty hoạt động hiệu quả, có thương hiệu như:

Công ty luật hợp danh An Phú; Công ty luật hợp danh Dân Luật; Bross; Ecolo; Đông Nam Á; Công Minh; Pháp-Lý; Bizlow Việt Nam.

Căn cứ vào giấy phép kinh doanh cho thấy, hầu hết các công ty hợp danh đều được thành lập vào những năm 2005 - 2008. Những công ty thành lập mới ở loại hình này rất ít, chủ yếu tập trung vào mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Một trong số những công ty hợp danh hoạt động rất hiệu quả hiện nay là công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) - Thành viên đại diện Hãng kiểm toán Moore Stephens International Limited được thành lập

với tư cách là Công ty Hợp danh đầu tiên trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam theo Nghị định số 105 ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, CPA VIETNAM đã nhanh chóng trở thành một công ty có danh tiếng trong ngành với đội ngũ cán bộ dày dạn về kinh nghiệm, sâu sắc về chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, công ty này có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh ở miền Trung, miền Nam.

Công ty Luật Hợp danh Bross & Cộng sự, trụ sở tại tòa nhà GTC, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Thành viên hợp danh: 4 thành viên Thành viên góp vốn: không có Ngày thành lập: 26/03/2008 Giám đốc: Trần Anh Hùng. Vốn điều lệ là 900 triệu VNĐ.

Hiện nay công ty đã cung cấp khá nhiều dịch vụ pháp lý, có lượng khách hàng đông đảo và có liên kết với một số văn phòng luật nước ngoài để mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý.

Mặc dù có những công ty hợp danh đang hoạt động rất hiệu quả với mô hình có thành viên góp vốn hoặc chỉ có thành viên hợp danh, song số lượng ít ỏi các công ty hợp danh đang hoạt động cho chúng ta thấy, công ty hợp danh không được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn ở Việt Nam.

Rõ ràng, với những ưu thế của mình, công ty hợp danh đã rất phát triển ở các nước, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại.

Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đáng buồn như vậy? Việc ra đời muộn, được chính thức ghi nhận trong pháp luật muộn hơn so với các công ty khác gần 10 năm đã là một sự "thiệt thòi" đối với công ty hợp danh. Hơn nữa, lần đầu tiên ‘ra mắt" lại chỉ với bốn quy định vỏn vẹn trong Luật Doanh

nghiệp 1999 khiến cho sự tiếp nhận về nó càng mơ hồ. Nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh loại hình doanh nghiệp mới toanh này. Đối với một quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì môi trường pháp lý nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng vô cùng quan trọng. Chính vì vậy việc liên tục hoàn thiện chính sách pháp luật kinh tế, trong đó có pháp luật về doanh nghiệp luôn là nhiệm vụ trọng tâm. Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 đã góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Riêng đối với công ty hợp danh, từ chỗ chỉ được quy định khiêm tốn trong bốn điều khoản tại Luật Doanh nghiệp 1999, đã được nâng lên mười điều khoản trong Luật Doanh nghiệp 2005. Mô hình công ty này đã được quy định chi tiết rõ ràng hơn, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Tuy nhiên, những quy định ấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa phát huy được hết những điểm mạnh vốn có của loại hình công ty này.

Sự nỗ lực của Luật Doanh nghiệp 2005 với việc tăng một số quy định về công ty hợp danh, mặc dù đã đáp ứng được khá nhiều vấn đề xung quanh quy chế pháp lý nhưng vẫn chưa đủ để tạo nên một bước phát triển đột phá về số lượng của loại hình công ty này. Thậm chí, đã có một số công ty hợp danh sau khi hoạt động một thời gian lại tiến hành chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như tâm lý e dè của nhà đầu tư trước những cái mới, hay là mô hình công ty kén chọn lĩnh vực kinh doanh, hay những nguyên nhân tự thân của loại hình công ty đối nhân, thì nguyên nhân cơ bản vẫn là sự bất cập của pháp luật hiện hành. Việc phân tích làm rõ ràng các nguyên nhân sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp tốt để công ty phát huy được vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế.

Thứ nhất, việc liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ

thành viên của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là nguyên nhân tự thân của loại hình công ty mang bản chất đối nhân. Sự khắt khe trong chế độ trách nhiệm buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng trước khi có quyết định tham gia công ty. Hoàn toàn có thể xảy ra khả năng tài sản của họ bị tịch thu, tịch biên để thực hiện các nghĩa vụ của công ty. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho một số công ty hợp danh chuyển đổi sang loại hình khác. Nguyên nhân chính, chủ yếu nằm ở vấn đề chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên công ty hợp danh gây ra nhiều rủi ro cho chủ sở hữu công ty. Trong khi đó, công ty hợp danh hiện nay hoạt động trong nhiều lĩnh vực, và không ít trong số đó là những lĩnh vực rủi ro, ví dụ như vận tải. Cũng chính vì phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng toàn bộ sản nghiệp của các thành viên nên công ty hợp danh thường ít lựa chọn đầu tư vào những khu vực có nhiều rủi ro , dẫn đến một hê ̣ quả là côn g ty hợp danh khó có thể mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh, lợi nhuận thu được do đó cũng ít đi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cân đối trong nền kinh tế và có thể có những nhu cầu xã hội không được đáp ứng.

Hơn nữa, điều kiện để trở thành thành viên hợp danh đối với những công ty kinh doanh những ngành nghề có tính chất đặc thù, đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề như y tế, tư vấn pháp lý, kiểm toán… là phải có chứng chỉ hành nghề. Việc tìm được chủ thể vừa thân thiết, vừa cùng có chuyên môn, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, lại vừa đồng lòng san sẻ rủi ro trên thực tế không hề đơn giản. Trong khi các công ty khác luật chỉ đòi hỏi một số thành viên có chứng chỉ là được (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay pháp luật quy định). Như vậy có thể thấy việc tham gia thành lập công ty hợp danh khó khăn hơn so với việc tham gia thành lập các công ty khác. Trở thành thành viên công ty hợp danh hay cổ đông trong công ty cổ phần không cần thiết phải có trình độ chuyên môn, thậm chí có người lập công ty rồi mới đi học hỏi chuyên môn. Nhưng trở thành thành viên hợp danh lại phải đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn,

không những có chuyên môn mà còn phải có uy tín, hay ít nhất là danh tiếng chưa từng bị tổn hại, bởi nó sẽ kéo theo danh tiếng của công ty sau này.

Tâm lý người Việt Nam không thích mạo hiểm, thay đổi nhiều mô hình kinh doanh. Và từ trước đến nay thông thường họ đã quen được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn khi tham gia vào hình thức công ty. Nếu lựa chọn công ty hợp danh, hoặc là trở thành thành viên hợp danh với chế độ trách nhiệm vô hạn và sự chia sẻ quyền quản lý với người khác, hoặc là chấp nhận chế độ trách nhiệm hữu hạn với tư cách thành viên góp vốn nhưng không có quyền quản lý điều hành công ty. Điều này khiến cho công ty hợp danh không phải là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Cũng phải đặt ra một câu hỏi khi phân tích nguyên nhân chế độ trách nhiệm vô hạn dẫn đến các nhà đầu tư ngần ngại trở thành thành viên công ty hợp danh trong khi chủ doanh nghiệp tư nhân lại phát triển rất mạnh. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chế độ trách nhiệm cũng là vô hạn, nghĩa là xét dưới góc độ tương quan về sự rủi ro, họ cũng ngang bằng với thành viên hợp danh. Phải chăng điểm mạnh của công ty hợp danh là khai thác được sức mạnh tập thể cũng chính là hạn chế của công ty này trong tâm lý nhiều nhà đầu tư? Đó là tâm lý muốn làm chủ một cách đúng nghĩa, hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào người khác. Tất cả mọi quyết định của công ty đều chỉ do một người đưa ra, việc tiếp tục tồn tại hay không, tiếp tục mở rộng quy mô hay chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác cũng không phải thông qua người khác. Và cuối cùng là lợi nhuận thu về chủ doanh nghiệp được hưởng trọn vẹn không phải chia sẻ với ai. Trong khi đó ở công ty hợp danh, việc quản lý công ty có thể gặp khó khăn vì tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền dự họp, thảo luận và biểu quyết, đặc biệt khi mỗi thành viên có thể có một phiếu biểu quyết ngang nhau, cơ chế này làm cho việc quyết định kinh doanh đôi khi mất thời gian hoặc bị bỏ lỡ. Hơn nữa, nếu các thành viên không đặt lợi ích công ty lên trên cái tôi cá nhân, rất dễ đến xung đột, đôi khi điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến giải thể công ty.

Ngày nay, khi áp lực công việc ngày càng cao, mức độ yêu cầu ngày càng phức tạp, mỗi cá nhân khó có thể tự hoàn thành tốt tất cả công việc được giao thì hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng làm việc nhóm của mỗi thành viên. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là chúng ta chưa biết cách làm việc nhóm hiệu quả. Làm việc theo nhóm sẽ tận dụng được ý tưởng cũng như tài nguyên của mỗi người. Vì không ai có thể toàn diện nên sự bổ sung những ý tưởng, cách thức sẽ khiến "sản phẩm tập thể" hoàn thiện hơn.

Các doanh nghiệp nước ta thường bị hạn chế rất nhiều trong việc phân quyền cho các quản lý. Có nhiều doanh nghiệp khi ông/bà chủ doanh nghiệp đi vắng (không có mặt tại văn phòng công ty), thì mọi hoạt động bị ngưng trệ. Rất đúng với câu nói "No Boss, No Business" (Không có sếp, không có kinh doanh/hoạt động). Nên khi xảy ra những vấn đề rắc rối, thì họ không biết qui trách nhiệm cho ai, và ai có quyền được giải quyết. Công ty hợp danh hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này vì bất cứ thành viên nào cũng có thể điều hành được công việc, và trách nhiệm sẽ chia sẻ đều. Như vậy, mô hình kinh doanh này góp phần văn minh hóa hành vi kinh doanh.

Thực ra trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp, tổ chức đều nhận thức được tác dụng to lớn của làm việc theo nhóm. Tuy nhiên, việc triển khai cách thức này ở các doanh nghiệp nói chung và công ty hợp danh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ xét về mặt tư duy thì người Việt Nam chưa có thói quen làm việc theo nhóm. Hội thảo "Doanh nghiệp hội nhập: Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư" do Báo Đầu tư và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức năm 2008 đã tổng kết, các tranh chấp trong doanh nghiệp xung quanh vấn đề quyền quản lý và điều hành ngày càng phổ biến. Không ít doanh nghiệp phát triển tốt có xuất phát điểm là doanh nghiệp gia đình, bạn bè, doanh nghiệp nhỏ… Lúc đầu, họ chỉ dựa vào tình cảm thân quen để lập doanh nghiệp, bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết. Điều lệ hoạt động của các doanh nghiệp này rất sơ sài, đủ để qua được yêu cầu về thủ tục hành chính, thậm chí có trường hợp còn ký hộ cho

nhau, thỏa thuận bằng miệng không có văn bản. Khi doanh nghiệp phát triển, không ít người tìm cách thu lợi từ doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, thậm chí tìm cách loại bỏ lẫn nhau… Hơn nữa, khi xảy ra mâu thuẫn, các bên không hoặc có rất ít thiện chí giải quyết trên tinh thần tôn trọng và hài hòa lợi ích mỗi cá nhân với lợi ích chung của doanh nghiệp. Hệ quả là đình trệ sản xuất, gây thiệt hại thêm cho chính họ.

Rõ ràng, luật quy định mở về điều lệ công ty hợp danh, tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)