Giải thể, phá sản công ty hợp danh

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 55 - 60)

Công ty hợp danh ra đời do sự thỏa thuận của các thành viên, do đó việc kết thúc thời hạn hoạt động của công ty ghi trong điều lệ công ty là một trong các trường hợp dẫn đến sự kiện pháp lý là giải thể công ty. Pháp luật Việt nam không ấn định thời hạn tồn tại của các loại hình doanh nghiệp, khác với một số nước trên thế giới như Pháp quy định thời hạn tồn tại tối đa của công ty hợp danh là 99 năm. Việc ấn định thời hạn hoạt động của công ty do các thành viên hợp danh quyết định thông qua thỏa thuận trong điều lệ công ty. Nếu hết thời hạn theo thỏa thuận ghi trong điều lệ mà các thành viên không thỏa thuận thêm và khơng xin gia hạn thì cơng ty sẽ bị giải thể.

Theo quy định tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp, cơng ty hợp danh cũng có thể giải thể mà khơng cần đợi đến khi hết hạn trong điều lệ cơng ty, chỉ cần có quyết định của tất cả các thành viên hợp danh. Trường hợp này là giải thể khi công ty đang hoạt động, vì một lý do nào đó như hiệu quả kinh doanh không cao, các thành viên bất hợp tác với nhau hoặc bất kỳ lý do gì nếu thấy sự tồn tại của công ty là không cần thiết nữa. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của thành viên hợp danh trong việc quyết định sự tồn tại của công ty. Và cũng dễ dàng nhận thấy sự "thiệt thịi" của các thành viên góp vốn trong trường hợp công ty đang kinh doanh hiệu quả nhưng giải thể do các thành viên hợp danh mâu thuẫn với nhau. Rõ ràng, dù pháp luật quy định quyền biểu quyết cho các thành viên góp vốn về vấn đề giải thể cơng ty tại Điều 140, nhưng số phiếu biểu quyết của họ khơng có ý nghĩa gì nếu quyết định giải thể được tất cả các thành viên hợp danh hoặc được ít nhất ba phần tư tổng số

thành viên hợp danh chấp thuận. Pháp luật khơng có quy định về việc thời điểm giải thể của công ty, trong trường hợp sự giải thể này mang lại bất lợi cho các thành viên hoặc nhằm mục đích tư lợi cá nhân, ví dụ một số thành viên muốn giải thể nhằm thực hiện riêng các dự án mà cơng ty đang có dự định.

Một trong những điều kiện thành lập công ty hợp danh là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh trở lên. Do đó, nếu trong q trình hoạt động cơng ty khơng đủ số thành viên theo quy định cũng sẽ phải giải thể. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi hợp danh là một bản thỏa thuận cùng hợp tác yếu tố "danh" giữa ít nhất hai cá nhân, nếu một bên trong hợp đồng khơng cịn thì hợp đồng đó đương nhiên khơng thể tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động trong sáu tháng liên tục sau đó kể từ thời điểm không đủ số thành viên nhằm điều chỉnh lại cơ cấu thành viên. Quy định này tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian để tiếp nhận thêm thành viên tránh phải giải thể.

Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty hợp danh bị giải thể khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh. Đây là trường hợp giải thể bắt buộc. Giấy phép kinh doanh của công ty hợp danh sẽ bị thu hồi khi: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp; không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; khơng báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp khơng gửi báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba

tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; kinh doanh ngành, nghề bị cấm. (Khoản 2 Điều 165 luật doanh nghiệp 2005).

Trình tự thủ tục giải thể cơng ty hợp danh được thực hiện theo trình tự giải thể chung theo quy định tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp. Bước một là việc thông qua quyết định giải thể. Quyết định giải thể cơng ty phải có những nội dung chính như Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Bước tiếp theo là gửi quyết định giải thể. Để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với công ty, cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba trong giao dịch với công ty, quyền lợi của người lao động, pháp luật quy định trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết cơng khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thơng báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh tốn số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước tiếp theo là thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ theo thứ tự: các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau

khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần cịn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Mặc dù pháp luật cấm thành viên hợp danh không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của các công ty hợp danh khác, nhưng luật không cấm thành viên hợp danh có những giao dịch mang tính chất cá nhân từ khối tài sản của mình, và khả năng nợ cũng xảy ra. Khi thanh toán các khoản nợ của công ty, rõ ràng thành viên hợp danh phải lấy tài sản riêng của mình nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ, vậy khoản nợ nào được ưu tiên thanh toán trước? Giao dịch của cá nhân thành viên đó hay nợ của cơng ty nếu cả hai khoản này cùng đến hạn trả nợ?

Sau khi hoàn tất các thủ tục về thanh lý tài sản và thanh toán nợ, trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP, trước khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an và đồng thời xin giấy xác nhận hủy con dấu; nộp số hóa đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế và đồng thời xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Với trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo trình tự thủ tục như các trường hợp giải thể tự nguyện. Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá

tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty bị giải thể. Đây là hành vi pháp lý cuối cùng chấm dứt sự tồn tại của công ty hợp danh với tư cách là một doanh nghiệp.

Một trong những điều kiện để tiến hành thủ tục giải thể công ty hợp danh là các khoản nợ của công ty phải được thanh toán hết. Nếu như các thành viên hợp danh đã dùng hết tài sản riêng của mình để thanh tốn nhưng vẫn khơng trả hết nợ thì bắt buộc phải chuyển sang thủ tục phá sản công ty. Luật Phá sản số 21/2004/QH11 được Quốc hội khóa 11 thơng qua ngày 15 tháng 12 năm 2004 quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Theo quy định, thành viên hợp danh có quyền nộp đơn xin phá sản khi thấy doanh nghiệp có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản. Trình tự thủ tục phá sản được tiến hành như sau: Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngoài thành viên hợp danh cịn có chủ nợ có bảo đảm một phần hay không được bảo đảm, người đại diện của người lao động hoặc đại diện cơng đồn. Sau khi thụ lý đơn, nếu đủ căn cứ mở thủ tục phá sản, tịa án sẽ thơng báo quyết định mở thủ tục phá sản đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp đó. Một thủ tục khơng thể thiếu là hội nghị chủ nợ được Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thơng qua các vấn đề về kiểm kê tài sản, phê duyệt phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, phương án thanh lý tài sản và các vấn đề khác liên quan.

Trong quá trình phá sản doanh nghiệp, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát,

kiểm tra của thẩm phán và Tổ quản lý tài sản. Có một số hoạt động theo quy định của Luật phá sản bị cấm và một số hoạt động khác chỉ được phép thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán.

Nếu doanh nghiệp không phục hồi được khả năng kinh doanh, sẽ phải tiến hành thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên luật định. Sau khi phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong, Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 55 - 60)