Thành viên hợp danh

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 38)

Số lượng thành viên hợp danh tối thiểu trong công ty là hai. Điểm b Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: "Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty" [27].

Như vậy, điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên hợp danh là tư cách cá nhân, nghĩa là các tổ chức, pháp nhân, hộ gia đình, các hội khác không thể trở thành thành viên hợp danh. (Khác với pháp luật của Mỹ, Anh, Pháp cho phép thành viên hợp danh có thể là pháp nhân). Tuy nhiên pháp luật Việt Nam không yêu cầu tư cách thương gia của thành viên hợp danh.

Ngoài ra, khoản 5 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp còn yêu cầu với những công ty hợp danh kinh doanh các ngành nghề pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì tất cả các thành viên hợp danh phải đều phải có chứng chỉ.

Cụ thể: Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:

- Dịch vụ kiểm toán - 3 chứng chỉ hành nghề; (Điều 23 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004); Dịch vụ kế toán - 2 chứng chỉ hành nghề; (Điều 41 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004; Điều 2 Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007)

Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản lý trong công ty gồm 12 ngành nghề sau: Dịch vụ thú y (Điều 63 Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005); sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản (Pháp lệnh Thú y); giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 87 Luật Xây dựng); khảo sát xây dựng Điều 49 Luâ ̣t Xây dựng); thiết kế xây dựng công trình (Điều 56 Luâ ̣t Xây dựn g); hành nghề dược (Điều 14 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ ); dịch vụ môi giới bất động sản (Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản); dịch vụ định giá bất động sản (Điều 8 Luật Luật Kinh doanh bất động sản); dịch vụ

sàn giao dịch bất động sản , môi giới bất đô ̣ng sản (Điều 8 Luật Luật Kinh doanh bất động sản); sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Quyết định số 91/2002/QĐ-BNN ngày 11/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); dịch vụ làm thủ tục về thuế (Điều 20 Luật Quản lý thuế); dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải (Quyết định số 38/2005/QĐ-BGTVT); Hoạt động xông hơi khử trùng (Điều 3 Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ).

Các ngành nghề khác đòi hỏi thành viên hợp danh phải được đào tạo đúng theo ngành nghề đăng ký kinh doanh

Trách nhiệm của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Quy định này cũng giống như pháp luật các nước trên thế giới, cũng là đặc điểm để phân biệt thành viên hợp danh với thành viên góp vốn trong công ty hợp danh hay thành viên các loại hình công ty khác. Xuất phát từ lý do công ty hợp danh mang bản chất đối nhân, các thành viên hợp tác với nhau trên cơ sở uy tín cá nhân, và những ngành nghề kinh doanh của loại hình công ty này chủ yếu là cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng, quyền lợi nhân thân của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng trước khi sử dụng. Do đó pháp luật quy định chế độ trách nhiệm vô hạn cho thành viên hợp danh nhằm buộc họ phải cẩn trọng khi hành nghề.

Chế độ trách nhiệm vô hạn còn là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh quy định tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005: "1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp

được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại" [27]. Thành viên hợp

danh đã chịu trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh thì không thể chịu trách nhiệm vô hạn trong doanh nghiệp tư nhân hay trong một công ty hợp

danh khác, bởi lẽ một cá nhân chỉ có một khối tài sản riêng và không thể sử dụng khối tài sản đó cho hai lần trách nhiệm vô hạn. Tuy nhiên pháp luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp mà pháp luật ít can thiệp đến nội bộ của nó nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó luật chỉ quy định những nguyên tắc khung, còn lại để cho các thành viên tự thỏa thuận về tổ chức nội bộ cũng như quản lý. Nếu như các thành viên hợp danh còn lại đã đồng ý tức là họ đã chấp nhận rủi ro về mình và luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.

"2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác" [27].

Pháp luật dự liệu trước khả năng tranh chấp về quyền lợi giữa các thành viên hợp danh, nhất là sau khi công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh hiệu quả, nên quy định trong quá trình quản lý hay thực hiện các hoạt động kinh doanh, các thành viên phải thể hiện sự trung thành mẫn cán với công ty, vì mục tiêu phát triển chung của công ty. Pháp luật các nước cũng ghi nhận quy định này. Nghĩa vụ không cạnh tranh lẫn nhau giữa các thành viên hợp danh không chỉ xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn, mà còn do đặc thù của công ty hợp danh là kinh doanh trong các lĩnh vực đòi hỏi uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao của các thành viên, nên bất kỳ một hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa cá nhân nào của thành viên hợp danh trùng với công ty cũng có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của các thành viên còn lại, thậm chí gây thiệt hại cho cả công ty và các thành viên.

Xuất phát từ vị trí quan trọng của thành viên hợp danh, chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới, nên tại khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp quy định "Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh

phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty" [27].

hành, quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh, quyền sử dụng con dấu, tài sản của công ty để tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Được nhận thông tin nội bộ, xem sổ sách kế toán, hồ sơ của công ty. Khi tham gia vào thảo luận và quyết định các vấn đề nội bộ của công ty, số phiếu biểu quyết của mỗi thành viên hợp danh là ngang nhau không phụ thuộc vào vốn góp ít hay nhiều.

Các thành viên hợp danh có nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên; không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty; Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.

Trách nhiệm của thành viên hợp danh phát sinh ngay từ khi đăng ký trở thành thành viên công ty, chịu trách nhiệm kể cả khi chưa được hưởng lợi nhuận và kéo dài đến khi thực hiện xong các nghĩa vụ, kể cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên (chịu trách nhiệm với những hoạt động phát sinh trước thời điểm chấm dứt tư cách thành viên).

Trách nhiệm liên đới được hiểu là chủ nợ có quyền yêu cầu bất cứ ai trong số các thành viên hợp danh thực hiện nghĩa vụ đã cam kết kể cả nghĩa vụ đó do thành viên hợp danh khác cam kết thực hiện. Tuy nhiên, những cam kết đó phải phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty, nhân danh công ty chứ không phải xuất phát từ mục đích cá nhân thành viên nào.

Tư cách thành viên hợp danh trong công ty chấm dứt khi thành viên đó chết hoặc bị tòa án tuyên đã chết. mất tích hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. ngoài ra, khi thành viên hợp danh rút vốn được sự đồng ý của các thành viên còn lại, hoặc bị khai trừ khỏi công ty, tư cách thành viên cũng chấm dứt. Tư cách thành viên hợp danh không thể chuyển nhượng hay thừa kế.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 38)