Vốn điều lệ và huy động vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 46 - 48)

Vốn điều lệ là số vốn do tất cả thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. (khoản 6, điều 4 Luật doanh nghiệp). Vốn điều lệ có ý nghĩa là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác; Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với thành viên góp vốn vào cơng ty.

Vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Vốn điều lệ là do các thành viên tự thỏa thuận và cam kết góp vốn. Trên cơ sở đó doanh nghiệp kê khai và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Là một loại hình cơng ty mang bản chất đối nhân, lại tồn tại hai loại thành viên với quy chế pháp lý khác nhau, nên vốn góp trong cơng ty hợp danh có điểm khác so với các công ty đối vốn. Vốn góp của thành viên hợp danh ngoài các yếu tố vật chất tồn tại dưới dạng tiền, tài sản như vốn góp của các loại hình cơng ty khác hay như vốn góp của thành viên góp vốn, cịn tồn tại dưới dạng phi vật chất, đó là những yếu tố như uy tín nghề nghiệp, kinh nghiệm, danh tiếng, tên riêng, những yếu tố gắn liền với nhân thân thành viên, và chỉ có thể có ở thành viên hợp danh. Loại vốn góp này tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của công ty hợp danh.

Đối với các loại vốn góp bằng tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất, thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn khơng phải chịu lệ phí trước bạ; Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên

bản. Biên bản giao nhận phải có các nội dung chủ yếu: tên và địa chỉ trụ sở chính của cơng ty; tên và địa chỉ người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị các tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của cơng ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;

Tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Khi đã cam kết góp vốn, các thành viên phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều 131 luật Doanh nghiệp 2005 quy định:

1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.

2. Thành viên hợp danh khơng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cơng ty.

3. Trường hợp có thành viên góp vốn khơng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với cơng ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi cơng ty theo quyết định của Hội đồng thành viên [27].

Thành viên sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết.

Việc huy động vốn của công ty hợp danh không được pháp luật trao quyền rộng rãi như công ty cổ phần. Khoản 3 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: "Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng

khoán nào" [27]. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý với những loại hình

cơng ty mang bản chất đối nhân, vì nếu được phép phát hành chứng khốn và chào bán ra cơng chúng để huy động vốn đồng nghĩa với việc kết nạp thêm thành viên mới mà không cần các yếu tố nhân thân của họ. Việc tham gia của người lạ vào công ty sẽ khiến cho sự liên kết giữa các thành viên hợp danh bị phá vỡ, do đó bản chất đối nhân sẽ khơng cịn tồn tại.

Không được phát hành chứng khoán huy động vốn, nhưng công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách khác như tăng vốn góp của các thành viên trong công ty, tiếp nhận thành viên mới, hoặc kêu gọi các tổ chức cá nhân đầu tư góp vốn. So với công ty tư nhân thì cơng ty hợp danh huy động vốn dễ dàng hơn, cịn so với cơng ty cổ phần thì việc huy động vốn bị hạn chế hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh Luận văn ThS. Luật (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)