Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÁNH THÀNH (Trang 83)

Tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành là công tác cuối cùng của quá trình tổng hợp chi phí sản xuất. Một trong những mục đích cơ bản nhất của công tác tập hợp chi phí sản xuất là xác định được giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, đầy đủ nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.

Theo quy trình công nghệ sản xuất tại DN. Đá thô là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất. sau khi khai thác chọn ra những cục có thể sản xuất cho bộ phận máy bổ, bộ phận máy bổ có nhiệm vụ bổ đá ra thành nhiều kích thước khác nhau, sau đó chuyển cho bộ phận máy mài, bộ phận này có nhiệm vụ đánh bóng và làm nhẵn, sau đó được chuyển cho các bộ phận khác tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và thị trường để tạo ra những sản phẩm chính (Đá ốp lát) khác nhau như: Đá giả cổ, đá mài mịn…Chính vì vậy mà DN áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm. Theo phương pháp này, để tính giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định của từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước:

- Bước 1:Tập hợp và xác định tổng chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình sản xuất. - Bước 2: Xác định tổng sản phẩm quy đổi dựa vào sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi của nó, theo công thức:

Tổng sản Tổng sản lượng Hệ số lượng quy = thực tế của sản quy đổi đổi phẩm i sản phẩm i

- Bước 3: Xác định hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo công thức:

Hệ số phân bổ chi Sản lượng quy đổi của sản phẩm thứ i Phí (giá thành) cho =

sản phẩm thứ i Tổng sản lượng quy đổi

- Bước 4: Tính toán và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo công thức:

Giá thành thực tế của loại = Tổng giá thành Hệ số phân bổ giá thành của sản phẩm thứ i thực tế sản phẩm thứ i

Để tính được giá thành của các sản phẩm trước hết kế toán phải thực hiện một số nghiêp vụ sau:

- Định khoản 1 số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/2014 + Nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm là: Nợ Tk 154-01: 1.348.495.547

Có Tk152: 1.348.495.547 + Lương nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm là: Nợ Tk154-02: 320.430.110 Có Tk 334: 289.982.000 Có TK 338 30.448.110 +Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng là: Nợ Tk154-03: 221.257.216 Có Tk 112 64.000.000 Có TK 153 25.225.252 Có TK 214 27.421.964 Có TK 334 87.000.000 Có TK 338 20.880.000 Có TK 338 19.140.000 + Tổng hợp chi phí sản xuất:

Nợ TK 154-TH 1.890.452.873

Có TK 154-01 1.348.495.547 Có TK 154-02 320.430.110 Có TK 154-03 221.527.216

Kế toán tiến hành tính giá thành cho sản phẩm đá giả cổ và đá mài mịn biết:

Trong tháng SLSP hoàn thành là : 3000 sản phẩm đá mài mịn (SP A), 2.564 sản phẩm đá giả cổ (SP B).

Biết chi phí SX tập hợp chung không hạch toán được riêng cho từng sản phẩm, hệ số quy đổi SP A: 1, SP B: 1,2. CPSXKDDD đầu tháng: 200.146.253 (đ) (Trong đó: CPNVLTT: 140.102.377, CPNCTT: 36.206.325. CPSXC: 23.837.551, CPSXKDDD cuối tháng: 127.691.441(đ) (Trong đó: CPNVLTT: 95.768.580, CPNCTT: 17.876.802, CPSXC: 14.046.059).

- Tính giá thành nhóm SP A, B và giá thành đơn vị:

+ Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn: (3000 x 1) + (2.564 x 1,2) = 6.077 (SP)

+ Tổng giá thành sản phẩm A, B: 200.146.253 + (1.348.495.547 + 320.430.110 + 221.527.216) – 127.691.441 = 1.962.907.685 (đ)

3.000 x 1

Hệ số phân bổ giá thành cho sản phẩm A = = 0,49 6.077

2.564 x 1,2

Hệ số phân bổ giá thành cho sản phẩm B = = 0,51 6.077 + Tổng giá thành thực tế của SP A: 1.962.907.685 x 0,49 = 961.824.766 (đ) 961.824.766 Giá thành đơn vị SP A: = = 320.608 (đ/M2) 3000 + Tổng giá thành thực tế của SP B: 1.962.907.685 x 0,51 = 1.001.082.919 (đ) 1.001.082.919 Giá thành đơn vị SP B = = 390.438 (đ/M2) 2.564

Đơn vị: DNTN Khánh Thành Mẫu số S19 – DNN

Địa chỉ: Cụm CN làng nghề - Đông Hưng, TP Thanh Hóa (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính)

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Tháng 10 năm 2014

Tên sản phẩm: Đá ốp lát

Chỉ tiêu Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung A 1 2 3 4

1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 200.146.253 140.102.377 36.206.325 23.837.551 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 1.890.452.873 1.348.495.547

(71,33%) 320.430.110 (16,95%) 221.527.216 (11,72%) 2. Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ - Tổng giá thành sản phẩm đá mài mịn - Tổng giá thành sản phẩm đá giả cổ 1.962.907.685 961.824.766 1.001.082.919 1.392.829.344 682.486.379 710.342.965 338.759.633 165.992.220 172.767.413 231.318.708 113.346.167 117.972.541 3. Giá thành đơn vị sản phẩm

- Giá thành đơn vị sản phẩm đá mài mịn

- Giá thành đơn vị đá giả cổ 320.608390.438 227.495277.045 55.33167.382 37.78246.011 5. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 127.691.441 95.768.580 17.876.802 14.046.059

Ngày 31 tháng 10 năm 2014 Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên)

Đơn vị: DNTN Khánh Thành Mẫu số S19 – DNN

Địa chỉ: Cụm CN làng nghề - Đông Hưng, TP Thanh Hóa (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính)

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Tháng 12 năm 2013

Tên sản phẩm: Đá ốp lát

Chỉ tiêu Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung A 1 2 3 4

1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 224.360.100 161.539.272 36.682.876 26.137.952 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 2.350.612.540 1.692.441.029(72%) 385.500.457(16,4%) 272.671.054(11,72%) 2. Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ - Tổng giá thành sản phẩm đá mài mịn - Tổng giá thành sản phẩm đá giả cổ 2.489.652.494 1.219.929.722 1.269.722.772 1.789.990.191 877.095.194 912.894.997 409.385.311 200.598.802 208.786.509 290.276.992 142.235.726 148.041.266 3. Giá thành đơn vị sản phẩm

- Giá thành đơn vị sản phẩm đá mài mịn

- Giá thành đơn vị đá giả cổ 315.128380.254 226.581273.404 51.82162.530 36.74444.337 5. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 85.320.146 63.990.110 12.798.022 8.532.014

Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên)

Đơn vị: DNTN Khánh Thành Mẫu số S19 – DNN

Địa chỉ: Cụm CN làng nghề - Đông Hưng, TP Thanh Hóa (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính)

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ

Tháng 12 năm 2012

Tên sản phẩm: Đá ốp lát

Chỉ tiêu Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung A 1 2 3 4

1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 180.264.810 131.593.311 28.121.310 20.550.189 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 2.105.680.268 1.495.032.990(71%) 341.120.203(16,2%) 269.527.075(12,8%) 4. Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ - Tổng giá thành sản phẩm đá mài mịn - Tổng giá thành sản phẩm đá giả cổ 2.187.623.518 1.071.935.524 1.115.687.994 1.554.359.954 761.636.378 792.723.576 353.706.707 173.316.286 180.390.421 279.556.857 136.982.860 142.573.997 5. Giá thành đơn vị sản phẩm

- Giá thành đơn vị sản phẩm đá mài mịn

- Giá thành đơn vị đá giả cổ 310.256375.906 220.445267.090 50.16460.778 39.64848.037 5. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 98.321.560 72.266.347 15.534.806 10.520.407

Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên)

Nhận xét:

Nhìn vào thẻ tính giá thành sản phẩm qua các năm 2012, 2013, 2014 ta thấy: Giá thành sản phẩm qua các năm có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần.

Giá thành sản phẩm tăng qua các năm do chí phí qua các năm cũng tăng dần, chủ yếu là tăng chi phí NVLTT và chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung năm 2012 đến năm 2013 lại có xu hướng giảm nhưng giá thành sản phẩm vẫn tăng do chi phí sản xuất chung chiếm trọng nhỏ trong tổng chi phí.

Sự thay đổi của chi phí ảnh hương trực tiếp đến giá thành sản phẩm, nhất là những chi phí chiếm tỷ trọng lớn như chi phí NVL, chi phí NC. Để tính toán giá thành phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ sự thay đổi của mọi chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi tiêu, phân tích và tính toán phù hợp với các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm để đưa ra được sản phẩm chất lượng và giá thành phù hợp để có thể thu hút khách hàng và các nhà đầu tư.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÁNH THÀNH 4.1. Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp

4.1.1. Ưu điểm.

*Thứ nhất: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được xác định một cách hợp lý, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động chung của doanh nghiệp cũng như phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

* Thứ hai: Bộ máy kế toán của doanh nghịêp được tổ chức tương đối gọn nhẹ theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý, Yêu cầu về toàn bộ thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, có năng lực, nhiệt tình và trung thực. Phòng kế toán tài chính của doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán ghi chép khoa học, hợp lý, giảm bớt khối lượng ghi sổ, tổ chức công tác tài chính rõ ràng, khoa học, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với những yêu cầu quản lý. Doanh nghiệp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán đúng với chế độ và mẫu biểu do nhà nước ban hành và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định.

*Thứ ba : Kế toán công ty đã có sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng theo đúng các quy định hiện hành về biểu mẫu và ghi chép; đối chiếu và kiểm tra. Việc luân chuyển chứng từ cũng được thực hiện theo đúng quy định chung.

* Thứ tư: Hệ thống chứng từ của Công ty được sử dụng theo đúng biểu mẫu và ghi

chép, đối chiếu và kiểm tra. Việc luân chuyển chứng từ cũng theo đúng quy trình chung.

Thứ năm: Hình thức Chứng từ ghi sổ đang được áp dụng tại Công ty là khá phù

hợp với mật độ, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Hình thức kế toán này còn cho phép tập hợp, lưu trữ tài liệu kế toán theo từng Chứng từ ghi sổ, giúp cho

công tác kiểm tra, đối chiếu dễ dàng hơn. Hệ thống sổ sách kế toán nói chung và kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện khá cẩn thận bởi các kế toán viên thuộc phần hành đó.

Thứ sáu: Tại công ty tuy một lúc phải đáp ứng rất nhiều người sử dụng báo cáo tài

chính như các cổ đông, nhà quản trị, thuế vụ, đối tác ..nhưng hệ thống báo cáo tài chính vẫn được lập và nộp đúng về quy cách, có sự giải trình đầy đủ về số liệu trong các báo cáo. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán: Tài liệu kế toán có khu vực lưu trữ riêng, được sắp xếp gọn gàng, khoa học và chống tác động của thời tiết. Đồng thời toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán còn được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ điện tử tạo sự thuận tiện trong công tác kiểm tra, đối chiếu và tái sử dụng.

*Thứ bảy: Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số là phù hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, với cùng một NVL chính là đá thô, qua nhiều công đoạn sản xuất cho ra nhiều loại sản phẩm đá ốp lát riêng biệt.

*Thứ tám: -Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở đặc điểm sản phẩm, qui trình công nghệ và điều kiện thực tế của doanh nghiệp

-Việc hạch toán chi phí phát sinh trong kỳ được hạch toán nhanh chóng kịp thời.

- Đối với công tác tính và trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Với phương pháp này, kế toán chỉ trích khấu hao 1 lần đầu, lần sau cũng trích một lượng bằng lần trước, cứ thế cho đến hết giá trị TSCĐ.

Những ưu điểm trên có tác dụng tích cực trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đạt được doanh nghiệp cũng có không ít những hạn chế còn tồn tại cần có biện pháp khắc phục.

4.1.2. Nhược điểm

*Thứ nhất: Hiện nay DN chưa quan tâm đến việc xác định phần chi phí ( chi phí NVL TT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung cố định) vượt quá mức công suất bình thường. Do đó việc tính giá thành chưa được chính xác theo đúng chế độ.

những yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất, do công nhân nghỉ phép không đều đặn gây đột biến về giá thành nhưng DN vẫn chưa trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.

*Thứ ba: Thông thường cuối tháng nhân viên thống kê ở các tổ đội, phân xưởng mới gửi chứng từ về phòng kế toán. Các chứng từ gửi về chủ yếu là các chứng từ gốc (hoá đơn, phiếu nhập, phiếu xuất, bảng chấm công …). Do đó, công việc của kế toán thường dồn vào cuối tháng trong khi đó công việc ở giữa tháng không nhiều, vì vậy công việc kế toán không được dàn đều trong tháng. Hơn nữa, đôi khi trong các phiếu nhập hay phiếu xuất, mã của các vật tư, nguyên liệu mới ở phòng vật tư và phòng kế toán không có sự thống nhất. Do vậy, việc kiểm tra tính hợp lý của các phiếu này giữa phòng kế toán và phòng vật tư sẽ khó khăn hơn khi số lượng các phiếu nhiều. Việc tổng hợp xử lý số liệu vào cuối tháng rất lớn làm cho việc lập báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế toán tài chính để cung cấp thông tin nhiều khi bị chậm trễ, sức ép của việc xử lý và cung cấp thông tin sẽ dẫn tới nhiều sai sót trong công việc kế toán. Mặt khác, việc lập tổng hợp và gửi chứng từ ở các tổ đội, phân xưởng chưa khoa học và hợp lý, bảng kê chi phí chỉ chi tiết theo đơn vị khách hàng bán, vì vậy công việc kế toán tập hợp chi phí tính giá thành nhiều khi còn tập hợp chưa đầy đủ, giảm tính chính xác của số liệu tổng hợp được, việc phản ánh chi phí theo khoản mục chi phí nhiều khi bị nhầm lẫm giữa các khoản mục.

*Thứ tư: Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, việc có sản phẩm hỏng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc phản ánh giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi, do đó không phản ảnh được việc giảm chi phí, hạ giá thành.

*Thứ năm: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo NVL chính là chưa thực sự phù hợp vì phương pháp này có độ chính xác không cao.

4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch toán chi phí sản xuất tạidoanh nghiệp Khánh Thành. doanh nghiệp Khánh Thành.

4.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm ở doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành. thành sản phẩm ở doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành.

Cùng với sự phát triển của đất nước dẫn đến nhu cầu tiêu dùng về đá vật liệu ngày càng nhiều, với chất lượng cao do đó doanh nghiệp không ngừng mở rộng, nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư nhiều máy móc thiết bị tiên tiến. Cho đến nay, sự phát

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÁNH THÀNH (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w