Một số kiến nghị chủ yếu góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÁNH THÀNH (Trang 94)

*Thứ nhất: Doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường hiện nay, khoa học kỹ thuật đã và đang chứng tỏ được ưu việt của mình trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó để tăng năng suất lao động, doanh nghiệp cần sử dụng các máy móc thiết bị tiên tiến để cơ giới hoá các khâu trong quá trình sản xuất.Với các loại máy sử dụng thường xuyên doanh nghiệp nên mua sắm và có chế độ bảo dưỡng để máy phát huy hết tính năng. Còn các loại máy ít sử dụng thì doanh nghiệp có thể tiến hành thuê máy để tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tính đúng, tính đủ cũng như thanh toán tiền lương, tiền thưởng đúng thời gian quy định cho người lao động. Có như vậy mới khuyến khích người lao động hăng say trong công việc. Đặc biệt, doanh nghiệp nên có chế đội ưu đãi với đội ngũ thợ có tay nghề cao.

*Thứ hai: Doanh nghiệp phải có những quy định yêu cầu nhân viên kế toán, phân xưởng định kỳ 10 -15 ngày phải gửi chứng từ đã tập hợp được về phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp, đồng thời các khoản chi phí này nên được kê vào bảng theo nội dung chi phí. Muốn làm được việc này, doanh nghiệp phải phân giao trách nhiệm cho nhân viên thống kê phân xưởng định kỳ chuyển số liệu lên phòng kế toán.

*Thứ ba: Về việc hạch toán tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là một trong những yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất của doanh nghiệp vì vậy việc hạch toán chính xác, và đầy đủ khoản tiền lương này góp phần tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của sản phẩm.

Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của DNTN Khánh Thành không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ tiến hành tính lương phép cho công nhân trên cơ sở số ngày phép trực tiếp nghỉ của công nhân gây ra sự biến động lớn về chi phí sản xuất giữa các tháng dẫn đến giá thành sản phẩm của công ty không ổn định giữa các tháng.

Do có số lượng công nhân nhiều, nghỉ phép không đều đặn giữa các tháng trong năm, doanh nghiệp nên thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch vào chi phí sản xuất hàng tháng để khỏi ảnh hưởng đến sự đột biến về giá thành sản phẩm giữa các tháng trong năm.

Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất:

Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân SX theo kế hoạch trong năm =

Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân SX theo kế hoạch trong năm

Trong đó:

Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân theo kế hoạch trong năm:

= Số công nhân trong DN x Mức lương bình quân 1 công nhân SX x Số ngày nghỉ phép thường

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân, kế toán hạch toán: Nợ TK 154

Có TK 335

Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân SX, kế toán hạch tán:

Nợ TK 335 Có TK 334

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xácđịnh được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả :

Nợ TK 154 : Phần tính vào chi phí Nợ TK 334 : Phần khấu trừ vào lương

Có TK 338 : Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả

Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả. Nếu có chênh lệch sẽ xử lý như sau:

+ Nếu Số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí :

Nợ TK 154 Có TK 335

- Nếu Số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí :

Nợ TK 335 Có TK 154

*Thứ tư: Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi cũng ảnh hưởng phần nào đến giá thành sản phẩm. Việc hạch toán giảm chi phí từ những phế phẩm, phế liệu thu hồi sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, hạ giá bán. Do vậy, doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến việc phản ánh giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi. Bằng cách là DN nên theo dõi quá trình sản xuất và giám sát những phế liệu sau khi sản xuất xem có thể bán hoặc tái sử dụng được hay không để có thể tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu và giảm bớt chi phí cho DN.

*Thứ năm: Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại chi phí, trong đó chủ yếu là tiền điện, điện thoại, nước, tiếp khách, xây dựng lán trại cho công nhân... Đây là những khoản chi phí rất khó kiểm soát và dễ nảy sinh tiêu cực. Để giảm bớt khoản chi phí này, doanh nghiệp cần xem xét lại số liệu lịch sử xem nó đã phù hợp chưa và lập định mức ở kỳ tiếp theo cho từng khoản mục chi phí để tiến hành theo dõi, quản lý chặt chẽ từng khoản chi phí thực tế phát sinh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có những quy chế cụ thể như các khoản chi phải có chứng từ để xác minh, chỉ ký duyệt các khoản chi hợp lý, hợp lệ.

lượng ước tính tương đương để kết quả tính toán chính xác hơn.

Với số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ là 5.564 sản phẩm, dở dang 500 sản phẩm tỷ lệ hoàn thành 40%.

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ:

CPNVLDDĐK + CPPS trong kỳ CPNVLDDCK = SLSPDD cuối kỳ SLSP hoàn thành + SLSPDD cuối kỳ 140.102.377 + 1.348.495.547 = 500 = 122.740.594 (đ) 5.564 + 500 CPNCTT DDĐK + CPPS trong kỳ CPNCTT DDCK = SLSPDD tỷ lệ SLSP hoàn thành + SLSPDD tỷ lệ hoàn thành hoàn thành

36.206.325 + 320.430.110

= 500 40% = 12.374.616 (đ)

5.564 + 500 40%

CPSXC DDĐK + CPPS trong kỳ

CPSXC DDCK = SLSPDD tỷ lệ

SLSP hoàn thành + SLSPDD tỷ lệ hoàn thành hoàn thành 23.837.551 + 221.527.216

= 500 40% = 8.513.698 (đ)

5.564 + 500 40%

* Thứ bảy: Định kỳ tổ chứcphân tích chi phí sản xuất , giá thành sản phẩm nhằm phát hiện những khâu còn yếu kém trong khâu quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm để có biện pháp khắc phục kịp thời.

DN nên tập trung phân tích các chỉ tiêu chi phí liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm như: Chi phí NVL, chi phí NC, chi phí SXC

So sánh số liệu của năm hiện tại và trước đó, xem xét đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thay đổi của từng chỉ tiêu.

+ Đối với chỉ tiêu chi phí NVL thì nên xem xét các nhân tố như: Đơn giá NVL, mức tiêu hao NVL và kết cấu về sản lượng sản xuất.

+ Đối với chỉ tiêu chi phí NC thì nên xem xét các nhân tố như: Số lượng CNSX, kết cấu lao động, tiền lương bình quân và mức độ hoàn thành công việc.

+ Đối với chi phí sản xuất chung thì cần phải xem xét các chi phí hợp lý và không hợp lý, các chi phí định mức...

Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho từng chỉ tiêu để có thể xác định được giá thành phù hợp.

KẾT LUẬN

Tìm hiểu thực tế là một giai đoạn quan trọng giúp cho sinh viên được thử nghiệm những kiến thức đã được tiếp thu qua bài giảng của nhà trường và hệ thống hoá thực tế về công tác kế toán.

Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp, trong đó tập trung vào công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Toàn bộ những nội dung lý luận và thực tiễn đề cập đến trong bài khóa luận tốt nghiệp của em đã chứng minh chỉ tiêu chi phí sản xuất có ý nghĩa và vai trò đặc biệt đối với công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp sản xuất nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Qua thời gian thực tập ở DNTN Khánh Thành, em nhận thấy công tác tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã đáp ứng phần lớn yêu cầu quản lý.

Những phân tích và ý kiến đề xuất mà em đưa ra trong chuyên đề này, với góc độ nhìn của một sinh viên kế toán, trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế về sản xuất kinh doanh còn ít ỏi, do vậy khó tránh khỏi những thiếu sót.

Em hy vọng những ý kiến đưa ra trong chuyên đề này có ý nghĩa về mặt lý luận và có tính khả thi trong thực tế.

Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng kế toán và ban lãnh đạo doanh nghiệp , cùng với sự chỉ bảo của thầy cô giáo hướng dẫn trong bộ môn kế toán doanh nghiệp của nhà trường.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Hồng Hà ,ban lãnh đạo trường ĐHCN TP HCM và toàn thể cán bộ DNTN Khánh Thành , nhất là phòng kế toán đã giúp dỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế toán quản trị p.1, kế toán thương mại dịch vụ.(TS : Trần Phước) 2. Các tài liệu có liên quan như BCTC, BCĐKT, các loại hóa đơn chứng từ tại Doanh nghiệp tư nhâ Khánh Thành

3. Trang doc.edu.vn

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÁNH THÀNH (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w