Để thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp, kế toán cẩn tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất. Đây là công việc đầu tiên mà kế toán phải thực hiện trước khi tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán sử dụng hệ thống chứng từ như sau: chứng từ phản ánh hao phí về lao động sống: bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT…..
Để thực hiện hạch toán chi tiết chi phí sản xuất nhằm quản lý và kiểm soát chi phí thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán. Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà đơn vị có thể mở các sổ chi tiết chi phí sản xuất cho các tài khoản. Mỗi một sổ chi tiết được mở riêng cho một tài khoản và được mở bằng một trang sổ hay sổ riêng tùy theo nghiệp vụ phát sinh nhiều hay ít đồng thời cũng được mở riêng cho từng phân xưởng trong đó chi tiết theo từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Về công tác tổ chức hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất: tùy theo từng lựa chọn và đăng ký hình thức ghi sổ kế toán mà mỗi doanh nghiệp tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp cho kế toán chi phí sản xuất khác nhau. Sổ kế toán tổng hợp là sổ được dùng để phản ánh số liệu trên TK tổng hợp (TK cấp 1). Trên sổ tổng hợp các đối tượng kế toán phải theo dõi bằng chỉ tiêu giá trị. Dưới đây là tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp trên các hình thức ghi sổ kế toán:
Hình thức chứng từ ghi sổ
Hình thức Chứng từ ghi sổ áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn với mọi trình độ quản lý, mọi trình độ kế toán và đặc biệt thuận lợi trong doanh nghiệp sử dụng kế toán trên máy vi tính.
Sổ sách kế toán
+ Sổ cái TK 154
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Q.hệ đối chiếu
Hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ Sổ thẻ kế toán chi tiết tiền Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh
Hình thức ghi sổ Nhật ký chung thường được áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn với mọi trình độ quản lý, mọi trình độ kế toán và trên máy vi tính.
Sổ sách kế toán: + Sổ cái TK 154
+ Sổ chi tiết chi phí XKDDD (mở cho TK 154-01) + Sổ nhật ký chung
Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Q.hệ đối chiếu Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Hình thức nhật ký – sổ cái
Hình thức Nhật ký- Sổ cái thường được áp dụng trong doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có trình độ quản lý và trình độ kế toán thấp, số lượng TK ít và thực hiện kế toán thủ công.
Sổ sách kế toán: + Sổ nhật ký
+ Sổ cái TK 154
+ Sổ chi tiết chi phí SXKDDD Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – sổ cái
Hình thức nhật ký chứng từ
Hình thức Nhật ký- Chứng từ thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ kế toán và trình độ quản lý tương đối cao, thực hiện kế toán bằng thủ công.
- Sổ sách kế toán + Bảng kê
+ Sổ cái
+ Nhật ký chứng từ + Sổ chi tiết TK
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
Là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Sổ sách kế toán: Phần mềm kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN KHÁNH THÀNH 3.1. Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành
3.1.1. Thành lập
3.1.1.1. Tên công ty
- Tên tiếng Việt : Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành - Tên tiếng Anh :
- Giám đốc công ty : Lê Đình Khánh
- Địa chỉ : Cụm công nghiệp làng nghề - Đông Hưng – TP Thanh Hóa - Điện thoại : 0373.982.098 - Fax : 0373.693.878 - Email : KhanhThanhstone@gmail.com - Mã số thuế : 2800.656.330 3.1.1.2. Vốn điều lệ : 2.000.000.000 đồng 3.1.1.3. Quá trình thành lập
DNTN Khánh Thành được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 2601000074. Đăng ký lần đầu ngày 05/10/2001 đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 10/05/2004, thay đổi lần 3 ngày 04/09/2012 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp.
Năm 2001: Do yêu cầu của thị trường và ý tưởng muốn phát triển và mở rộng SXKD. Ông Lê Đình Khánh đã đăng ký thành lập doanh nghiệp và mở rộng Nghành nghề Kinh doanh
Năm 2003 : DN đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà kho với diện tích là 2,5 ha cùng với các phương tiện vận tải, thiết bị, máy móc để phục vụ cho SXKD
Năm 2006 : Do yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước cần có những sản phẩm tốt, đẹp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu DN đã đầu tư dây truyền SX đá mỹ nghệ, đá xuất khẩu. đồng thời mở rộng địa bàn khai thác nguyên liệu ra các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Năm 2008 : DN đã SX bình quân hàng năm được 300 containo các mặt hàng đá ra các nước như Singapore, Hà Lan, Pháp, Bỉ… và phục vụ xây dựng hàng trăm công
trình lớn nhỏ tại tỉnh nhà và trong khắp đất nước. Ví dụ như : Quảng trường Lê Lợi Tại TP Thanh Hóa, Quảng trường Hồ Chí Minh TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 2009 đến nay : với phương châm luôn phát triển ,vươn tới những thị trường nước ngoài đầy tiềm năng DN không ngưng đầu tư xây dựng nhà xưởng , mua sắm thiết bị máy móc công nghiệp phục vụ cho khai thác SXKD mặt hàng đá ốp lát ,đá xây dựng .Sản lượng và chất lượng đá sản xuất ra đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước cũng như thị trường các nước Châu Âu như (Bỉ, Hà Lan, Pháp…….)
Để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp ban lãnh đạo DN luôn quan tâm tới đời sống của người lao động , đảm bảo việc làm thường xuyên, cải thiện cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho người lao động, trả lương kịp thời, đúng quy định.
Tạo điều kiện phát triển tối đa nguồn nhân lực có khả năng tay nghề cao, đảm nhiệm các mặt hàng khó làm và yêu cầu kĩ thuật cao , có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Với chỉ tiêu hàng năm của phòng thống kê sở thương mại Thanh Hóa giao cho Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành trong những năm qua, với sự cố gắng của toàn thể CBCNV trong DN đã không những giữ vững mà luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
3.1.1.4. Ngành nghề kinh doanh
- DNTN Khánh Thành chuyên sản xuất chế biến kinh doanh đá ốp lát , đá xuất khẩu, đá mĩ nghệ, cromit, titan, sắt, thiếc,sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng , giao thông, thủy lợi, và công trình dân dụng, san lấp mặt bằng, cho thuê máy móc thiết bị công trình.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, mua bán điện nông thôn.
3.1.2. Tình hình tổ chức của công ty
3.1.2.1. cơ cấu tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, chức năng chủ yếu của doanh nghiệp là sản xuất đá xuất khẩu. Những thành công của doanh nghiệp hiện nay là do những chính sách đổi mới kịp thời của Đảng và nhà nước với một quá trình phấn đấu lâu dài của tập thể giám đốc và cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp. Đặc biệt là sự đổi mới về phương thức quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay từ khi thành lập cho đến nay doanh nghiệp đã xây dựng một bộ máy quản lý rất phù hợp với cơ cấu tổ chức của mình theo phương pháp trực tuyến. Các phòng ban đợc bố trí một cách hợp lý. Bộ máy quản lý thống nhất từ trên xuống dưới
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành
- Giám đốc doanh nghiệp: Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn doanh nghiệp trước pháp luật. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương pháp đầu tư của doanh nghiệp. Có quyền bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý, công nhân. Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài luật quy định giám đốc còn có quyền và nghĩa vụ theo điều lệ của doanh nghiệp.
- Phó giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ điều hành các công việc của doanh nghiệp, quản lý các phòng ban, thu thập tài liệu, đưa ra ý kiến tham mưu cho giám đốc.
- Quản đốc phân xưởng: Có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện sản xuất kinh doanh của phân xưởng, thu thập số liệu, tài liệu, ý kiến của công nhân viên. Lập đề xuất phương án sản xuất cho phó giám đốc điều hành.
Giám Đốc Phó Giám Đốc Điều Hành Quản Đốc Phân Xưởng Quản Đốc Khai Thác Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phân Xưởng Sản Xuất Bộ Phận Khai Thác
- Quản đốc khai thác: Có trách nhiệm giám sát, lập kế hoạch khai thác, thu thập ý kiến, tài liệu chuyển lên cho phó giám đốc điều hành.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, đăng ký và điều chỉnh kế hoạch trên cơ sở kế hoạch giao cho từng bộ phận, và thực hiện việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đề xuất phương án kinh doanh với phó giám đốc điều hành
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, tài sản của đơn vị, ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Tham mưu cho giám đốc, phó giám đốcvề việc sử dụng vốn, tài sản, tiền công của công nhân viên. Chịu trách nhiệm trả lời các vấn đề liên quan đến tài chính trước pháp luật, cơ quan thuế.
Toàn DN có tổng số cán bộ công nhân viên là : 292 người - Trình độ CBCNV hiện tại là :
• Trình độ Đại Học : 13 người
• Trình độ Cao Đẳng : 15 người
• Trình độ Trung Cấp : 13 người
• Lao động phổ thông : 251 người
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính, có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các các hoạt động kinh tế tài chính với quy mô đặc điểm cũng như quy mô tổ chức hạch toán mà doanh nghiệp đã sắp xếp theo hệ thống thống nhất từ doanh nghiệp xuống đến các phân xưởng trực thuộc, với chức năng làm tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác quản lý tài chính, cụ thể là quản lý vốn và tài sản. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy kế toán là tất yếu không thể thiếu được, là một bộ phận vô cùng quan trọng, là công cụ để quản lý kinh tế tài chính trong các doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán được tổ chức đúng đắn phù hợp với quy mô kinh doanh nên đã góp phần không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là: Kế toán có chức năng và nhiệm vụ: Ghi chép phản ánh đúng đắn kịp thời cho lãnh đạo về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, để tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích đúng đắn các hoạt động của doanh nghiệp một cách dễ dàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Kế toán theo dõi số liệu hiện có và tình hình lưu chuyển, sử dụng tài sản cố định, vật tư hàng hóa, tiền vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thông qua việc ghi chép phản ánh tình hình hoạt động kinh tế tài chính, kiểm tra việc thực hiện lưu chuyển hàng hóa, thu chi tiền mặt, ngăn ngừa hành vi phạm pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do địa bàn sản xuất kinh doanh hoạt động rộng, nhiều phân xưởng sản xuất kinh doanh tách rời nhau cho nên doanh nghiệp Khánh Thành lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Các đơn vị trực thuộc là nơi tập hợp chi phí, tổ chức hạch toán ghi chép ban đầu, lập chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khoa học, đúng pháp luật và theo hướng dẫn. Định kỳ theo tháng kế toán đơn vị tập hợp chứng từ gốc và chứng từ sổ sách có liên quan chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp. Mặt khác các đơn vị trực thuộc này cũng tự mở sổ theo dõi chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình.
Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ và vừa nên bộ máy kế toán của doanh nghiệp cũng tương đối đơn giản
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phòng kế toán tài chính của DN
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp : Phụ trách chung điều hành toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, cơ quan pháp luật về việc quản lý và sử dụng vật tư hang hóa, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Đôn đốc bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ của kế toán do nhà nước ban hành, đồng thời là người trực tiếp báo cáo thông tin kế toán lên giám đốc, giải thích mọi vấn đề thắc mắc của cơ quan nhà nươc về tài chính. Tổng hợp số liệu tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán vật tư, hàng hóa, TSCĐ : Tổ chức theo dõi việc nhập xuất vật tư, hàng hóa, có đúng thủ tục theo chế độ quy định, lập bảng kê phân bổ vật liệu hàng tháng, theo dõi chi tiết tổng tài sản cố định, lập thẻ tài sản cố định tình hình tang giảm và di chuyển tài sản cố định. Tính toán và phân bổ chính xác khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh. Thu thập số liệu đưa lên cho kế toán trưởng.