Kỳ thu tiền bình quân

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 68)

c) Phương pháp Holt

2.3.3.3 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân= Các khoản phải thu bình quân* 365/Doanh thu thuần

Bảng 2.9: Kỳ thu tiền bình quân giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So với năm 2009 (%) So với năm 2010 (%)

Kỳ thu tiền bình quân 41.08 37.78 -8.03 50.86 34.62

Trung bình ngành 33.97 31.56 21.29

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Biểu đồ 2.8: Biến động kỳ thu tiền bình quân qua các năm 2009-2011

Nhìn chung, kì thu tiền bình quân của doanh nghiệp biến động không đều qua các năm

Năm 2009, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 41.08, tức kể từ lúc bán được hàng cho đến khi thu được toàn bộ tiền hàng về doanh nghiệp trung bình mất hơn 40 ngày.

Năm 2010 chứng kiến kỳ thu tiền bình quân giảm so với năm 2009. Tỷ số này bằng 37,78, tức kể từ lúc bán được hàng cho đến khi thu được toàn bộ tiền hàng về doanh nghiệp trung bình mất gần 38 ngày.

2010 13.08 ngày.

So với trung bình ngành, nhìn vào biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy gần như trong giai đoạn 2009-2010, đường biểu diễn kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp và trung bình ngành gần như song song với nhau, và từ 2010-2011, hai đường này lại biến động theo hai xu hướng đối ngược nhau. Trong khi, kỳ thu tiền bình quân từ 2010-2011 của doanh nghiệp tăng mạnh mẽ thì của trung bình ngành lại theo xu hướng đi xuống. Dự biến động như thế nào nhưng một nét chung nhất ở đây là cả trong 3 năm, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp đều cao hơn so với trung bình ngành, đặc biệt là năm 2011, nếu các doanh nghiệp cùng ngành khác chỉ mất khoảng 50 ngày kể từ lúc bán được hàng cho đến lúc thu toàn bộ tiền hàng thì Tiến Động phải mất gần 100 ngày. Qua đây, có thể nói, doanh nghiệp đang theo đuổi chính sách thương mại mở rộng. Tuy nhiên, nếu con số này cứ tiếp tục cao một cách đáng ngạc nhiên so với trung bình ngành, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc thu tiền để quay vòng sản xuất và do vậy, doanh nghiệp cũng cần xem xét lại có nên tiếp tục duy trì chính sách này không và nên thay đổi nó như thế nào.

2.3.3.3 Vòng quay tiền

Vòng quay tiền= Doanh thu/ Tiền và các khoản tương đương tiền

Bảng 2.10: Vòng quay tiền giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So với 2009 So với 2010

Vòng quay tiền 72.31 119.22 64.87 158.71 33.12

Trung bình ngành 101.69 179.17 47.63

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Vòng quay tiền của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, thấp hơn so với trung bình ngành trong giai đoạn 2009-2010, tuy nhiên lại cao hơn nhiều so với trung bình ngành vào năm 2011, gấp khoảng hơn 3 lần, do vòng quay tiền trung bình ngành giảm sút một cách ngạc nhiên

đương tiền thì tạo ra 72,31 đồng doanh thu hay tiền quay được 72,31 vòng trong một chu kì sản xuất kinh doanh.

Năm 2010, vòng quay tiền là 119,22, tức một đồng đầu tư vào tiền và các khoản tương đương tiền sẽ tạo ra 119,22 đồng doanh thu, thấp hơn 59,95 đồng so với trung bình ngành.

Năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà tăng của vòng quay tiền, trong khi đó trung bình ngành giảm sút một cách trầm trọng.

Phân tích trên minh chứng việc đầu tư cũng như quản lý hiệu quả các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp

2.3.3.4 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay HTK= Doanh thu thuần/ HTK bình quân

Bảng 2.11: Vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So với 2009 (%) So với 2010 (%) Vòng quay HTK 5.34 6.62 23.97 6.51 -1.66 Trung bình ngành 3.25 3.64 1.28

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp biến động cùng với xu hướng không ổn định nhưng đều vượt trung bình ngành trong suốt thời gian 3 năm 2009-2011

Năm 2009, vòng quay hàng tồn kho là 5,34, tức hàng tồn kho quay được 5,34 vòng trong một chu kì sản xuất kinh doanh, tỷ số này cao hơn nhiều so với trung bình ngành.

Năm 2010, vòng quay hàng tồn kho tăng lên tới 6,62, tức là hàng tồn kho đã quay được 6,62 vòng trong một chu kì sản xuất kinh doanh, cao gần gấp 3 lần so với trung bình ngành.

Năm 2011 chứng kiến một sự giảm nhẹ trong vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp, nhưng so vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành giảm sút một cách đáng ngạc nhiên nên tỷ số này của doanh nghiệp vẫn cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Những phân tích trên đó chỉ ra cho ta thấy doanh nghiệp không những quản lý hàng tồn kho ngày càng có hiệu quả mà còn tốt hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề sản xuất.Đây là một tín hiệu đáng mừng và cần được phát huy hơn nữa.

Nhận xét chung về khả năng hoạt động của doanh nghiệp:

hướng tăng qua các năm, tuy nhiên một số năm vẫn thấp hơn so với trung bình ngành

 Việc quản lý hàng tồn kho cũng như các khoản tiền và tương đương tiền tương đối tốt

 Kỳ thu tiền bình quân nhìn chung là cao so với trung bình ngành, đồng thời có xu hướng tăng qua các năm. Điều này thể hiện chính sách tín dụng thương mại mở rộng của doanh nghiệp.

2.3.4 Phân tích khả năng cân đối vốn

2.3.4.1 Hệ số nợ

Hệ số nợ= Nợ phải trả/ tổng tài sản

Bảng 2.12: Hệ số nợ giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So với 2009 (%) So với 2010 (%) Hệ số nợ 0.601 0.64 6.49 0.63 -1.56 Trung bình ngành 0.45 0.39 0.43

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Biểu đồ 2.10: Biến động hệ số nợ qua các năm 2009-2011

Trong suốt giai đoạn 3 năm 2009-2011, hệ số nợ của doanh nghiệp đều cao và có xu hướng tăng, thậm chí còn lớn hơn 0.5.Trong khi đó, hệ số nợ trung bình ngành có xu hướng giảm ở giai đoạn 2009-2010 và tăng vào giai đoạn sau.Thêm nữa, hệ số nợ của doanh nghiệp cả 3 năm đều cao hơn nhiều so với trung bình ngành, đặc biệt là vào năm 2010 khi hệ số nợ trung bình ngành giảm xuống. Có thể dễ dàng lý giải hệ số nợ

cao của doanh nghiệp là do việc đầu tư vào tài sản cố định giá trị lớn vào năm 2010. Thời gian này, doanh nghiệp phải sử dụng nợ rất nhiều để chi trả cho chi phí tài sản cố định mới. Đây là một dấu hiệu không tốt vì thời kì này, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới nói chung vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải sẽ rất lớn khi hệ số nợ cao như vậy. Vì thế, doanh nghiệp cần xem xét lại tình hình sử dụng nợ của mình để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

2.3.4.2 Khả năng chi trả lãi vay (TIE)

EBIT= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Chi phí trả lãi vay

Bảng 2.13: Khả năng chi trả lãi vay giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So với 2009 (%) So với 2010 (%) TIE 8.16 6.08 -25.49 4.2 -30.92 Trung bình ngành 17.31 38.14 16.74

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Giai đoạn 2009-2011 chứng kiến một sự giảm nhẹ ở khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Trong khi đó, khả năng chi trả lãi vay trung bình ngành biến động bất thường, tăng vọt vào năm 2010. Tuy nhiên tỷ số này vẫn cao hơn so với của doanh nghiệp nhiều lần

Năm 2009, hệ số TIE của doanh nghiệp là 8,16, tức là 1 đồng lãi vay được đảm bảo chi trả bằng 8,16 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Con số này còn chưa bằng một nửa so với trung bình ngành

Năm 2010, hệ số TIE của doanh nghiệp giảm so với năm 2009, là 6,08, tức là 1 đồng lãi vay chỉ còn được đảm bảo chi trả bằng 6,08 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trong khi đó, khả năng chi trả lãi vay trung bình ngành tăng vọt lên tới 38,14. Điều này càng làm đẩy sự chênh lệch giữa hai tỷ số của doanh nghiệp và của trung bình ngành lên cao hơn.

Năm 2011 tiếp tục chứng kiến một sự giảm nhẹ nữa trong khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Tỷ số này giảm xuống chỉ còn 4,2, tức là 1 đồng lãi vay chỉ còn được đảm bảo chi trả bằng 4,2 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên, trong năm này, khả năng chi trả lãi vay của các doanh nghiệp khác trong ngành cũng giảm sút đáng kể, do đó làm khoảng cách giữa doanh nghiệp và trung bình ngành về khả năng chi trả lãi vay thu hẹp lại một cách đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, nhìn chung lại mà nói, khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp còn thấp, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Nguyên nhân là do chi phí trả lãi vay thời kì này của doanh nghiệp tăng cao do cơ cấu vốn chưa hợp lý, sử dụng quá nhiều nợ mà hiệu quả đem lại không

cao, thậm chí còn khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Vì thế, doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu vốn sao cho hợp lý, để cải thiện hệ số TIE, đưa về ngang với của trung bình ngành.

Nhận xét chung về khả năng cân đối vốn:

 Hệ số nợ nhìn chung là cao so với trung bình ngành, và có xu hướng tăng qua các năm.

 Khả năng chi trả lãi vay còn thấp so với trung bình ngành

2.3.5 Phân tích khả năng sinh lời

2.3.5.1 Tỷ suất lợi nhuận /Doanh thu (ROS)

ROS= LNST/ Doanh thu

Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận /Doanh thu giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So với 2009 (%) So với 2010 (%) ROS (%) 8.6 8.6 0 6.96 -19.07 Trung bình ngành (%) 2.41 19.46 7.42

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Biểu đồ 2.12: Biến động ROS qua các năm 2009-2012

Không theo xu hướng biến động không đều của ROS tính cho trung bình ngành, tỷ số này của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng giảm dần trong suốt 3 năm 2009-2011.Năm 2009, tỷ số ROS của doanh nghiệp cao hơn, gấp gần 3 lần ó với trung bình ngành. Năm 2010, tỷ số này của doanh nghiệp giảm nhẹ, trong khi của trung bình

ngành tăng vọt lên tới 19,46% từ 2,41%. Đây là một sự tăng đáng ngạc nhiên, làm đẩy chênh lệch giữa hai tỷ số này của doanh nghiệp và trung bình ngành lên cao. Năm 2011 vẫn tiếp tục trên đà giảm nhẹ, nhưng lúc này, ROS của trung bình ngành đã giảm sút nghiêm trọng, thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp với trung bình ngành. Lúc này, hai tỷ số này gần như ngang nhau.

Tóm lại, nhận thấy nét chung nhất ở đây sự suy giảm của hệ số ROS. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế không theo kịp đà tăng của doanh thu. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp quản lý chưa tốt các khoản mục chi phí.

2.3.5.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)

ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So với 2009 (%) So với 2010 (%) ROA (%) 12.49 13.65 9.29 8.59 -37.07 Trung bình ngành (%) 7.33 8.33 7.33

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản của doanh nghiệp biến động không đều qua các năm nhưng cùng xu hướng và lớn hơn so với trung bình ngành.

Năm 2009, ROA bằng 12,49%, cao gấp gần 2 lần so với trung bình ngành. Năm 2010, tỷ số này tăng nhẹ, lên 13,65%. Đặc biệt, năm 2011, ROA giảm một cách đáng ngạc nhiên, xuống chỉ còn 8,59%. Nguyên nhân là do chi phí trả lãi vay lớn đã đẩy tổng chi phí tăng cao, làm lợi nhuận sau thuế giảm.

2.3.5.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH

Bảng 2.16: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So với 2009 (%) So với 2010 (%) ROE (%) 31.29 37.73 20.58 23.12 -38.72 Trung bình ngành (%) 12 14 12.67

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Giai đoạn 2009-2011 chứng kiến một sự biến động không đều ở ROE của doanh nghiệp trong khi của trung bình ngành vẫn tăng đều nhưng nhìn chung tỷ số này của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều so với trung bình ngành. Đặc biệt hơn, ROE của doanh nghiệp cũng cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi trên thị trường.Điều này minh chứng việc sư dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời tốt hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.Đây là một dấu hiệu đáng mừng và cần được doanh nghiệp phát huy tiếp.

Năm 2009, tỷ số ROA bằng 31,29%, cao gấp hơn 2,5 lần so với trung bình ngành. Năm 2010, tỷ số này tăng so với năm 2009 và bằng 37,73%. Tuy nhiên, đến năm 2011, chỉ tiêu này của doanh nghiệp giảm sút một cách đáng kể, nguyên nhân là do doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ, chi phí lãi vay tăng mạnh làm lợi nhuận sau thuế giảm.

Nhận xét chung về khả năng sinh lời :nhìn chung, khả năng sinh lời của doanh nghiệp ở mức cao so với trung bình ngành.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w