c) Phương pháp Holt
2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán
2.3.2.1 Vốn lưu động ròng
VLĐ ròng = TSNN-NNH
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (trđ) So với năm 2009 (%) Số tiền (trđ) So với năm 2010 (%) Vốn lưu động ròng -339 1073 416,52 181 -83,13
Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011
Qua trên nhận thấy, nhìn chung từ năm 2009-2011, vốn lưu động ròng của doanh nghiệp tăng, cho TSDH. Có thể nói đây là một chính sách mạnh dạn, tuy nhiên sẽ đem lại rủi ro cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kì suy thoái của giai đoạn này.Bởi vì nợ ngắn hạn có lãi suất cao và nhanh đáo hạn, trong khi đó tài sản dài lại sinh lời trong dài hạn. Nếu sự chênh lệch này quá lớn, doanh nghiệp rất có thể rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả và nguy cơ dẫn đến phá sản là điều không tránh khỏi. Hiểu được điều này, công ty đã nhanh chóng thay đổi chính sách tài trợ bảo thủ hơn nhưng cũng an toàn hơn. Nhờ sự thay đổi này, vốn lưu động ròng tăng và dương vào năm 2011.
Như vậy, công ty nên dựa vào tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới để đưa ra quyết định tài trợ sao cho thích hợp và trong giai đoạn vẫn còn khủng hoảng như hiện nay thì nên lựa chọn chính sách an toàn
2.3.2.2 Khả năng thanh toán ngắn hạn K/n tt ngắn hạn= TSNH/ NNH
Bảng 2.4: Khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So với năm 2009 (%) So với năm 2010 (%) KNTT ngắn hạn 0.997 0.992 -0.5% 1.001 0.91 Trung bình ngành 1.57 2.09 2.08
Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011
Giai đoạn 2009- 2010 chứng kiến một xu hướng ổn định của khả năng thanh toán ngắn hạn, thể hiện qua đường biểu diễn khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty gần như nằm ngang. Hai năm 2009, 2010, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn 1, điều này chứng tỏ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán chưa bằng 1 đồng tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, đường biểu diễn khả năng thanh toán ngắn hạn trung bình ngành không ngừng tăng và cao hơn hẳn so với của công ty. Qua đây, có thể nói hai năm này, doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán về mặt kỹ thuật vì thế cần đưa ra những giải pháp thích hợp để đưa chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn gần kề với trung bình ngành.
Tiếp tục, đến với năm 2011, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đã có sự cải thiện hơn, tuy mức tăng không cao nhưng đã đảm bảo tỷ số này đã > 1, tức doanh nghiệp có thể đảm bảo chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Nhưng so với trung bình ngành, tỷ số này của công ty vẫn ở mức thấp, do đó cần cải thiện nhiều hơn nữa.
2.3.2.3 Khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.5: Khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2009-2011 Năm 2010 Năm 2011 So với năm 2009 (%) So với năm 2010 (%) HTK/TSNH (%) 5.8 51.43 786.72 48.65 -5.41 KNTT nhanh 0.94 0.48 -48.94 0.51 6.25 Trung bình ngành
Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011
Biểu đồ 2.4: Biến động khả năng thanh toán nhanh qua các năm 2009-2011
Sau khi loại bỏ hàng tồn kho, khoản mục có tính thanh khoản kém nhất ra khỏi tổng tài sản ngắn hạn để tính tỷ số khả năng thanh khoản nhanh thì có sự chênh lệch đáng lưu ý giữa hai tỷ số này ở hai năm 2010 và 2011. Nhìn vào đường biểu diễn tỷ lệ giữa hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn trên biểu đồ trên, ta có thể hoàn toàn lý giải điều này. Từ năm 2009 đến 2010, tỷ lệ giữa hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn tăng một cách đột biến, từ chỉ khoảng 5,8% đến hơn 50%, một con số quá khủng. Tương ứng với sự tăng đáng kể này là sự sụt giảm mạnh mẽ của khả năng thanh toán nhanh của công ty. Điều này cũng minh chứng cho sự yếu kém trong khâu quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.Lượng hàng tồn kho nếu nhiều quá sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí lưu kho, lưu bãi, đặc biệt trong khoản mục hàng tồn kho này, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm chiếm một tỷ trọng tương đối lớn kém. Hơn nữa
chính sự tăng lên qua các năm của khoản mục thành phẩm là nguyên nhân chính, chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần đáng lưu ý.
Trong khi hai năm đầu của giai đoạn nghiên cứu chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của khả năng thanh toán nhanh thì năm 2011 lại chứng kiến một sự tăng nhẹ của tỷ số này, do tỷ lệ giữa hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn giảm không đáng kể.
So với trung bình ngành, nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của công ty không ổn định, chỉ cao hơn ở năm 2009, sau đó thì thấp hơn rất nhiều. Nhìn vào biểu đồ , ta có thể thấy rất rõ điều đó, đường biểu diễn tỷ số trung bình ngành vẫn tăng đều từ năm 2009 đến 2011 và không hề có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty có vấn đề, cần nhanh chóng xem xét lại khoản hàng tồn kho, đưa ra phương án quản lý tốt hơn, đặc biệt là thành phẩm chưa bán được.
2.3.2.4 Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời= Tiền và các khoản tương đương tiền/ TSNH
Bảng 2.6: Khả năng thanh toán tức thời giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So với năm 2009 (%) So với năm 2010 (%) KNTT tức thời 0.0394 0.0263 -33.25 0.014 -46.77 Trung bình ngành 0.24 0.4 0.487
Biểu đồ 2.5: Biến động khả năng thanh toán tức thời qua các năm 2009-2011
Tiếp tục loại bỏ các khoản phải thu ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác có tính thanh khoản thấp ra khỏi tổng TSNH, chỉ giữ lại tiền và các khoản tương đương tiền, ta được tỷ số khả năng thanh toán tức thời. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy trong khi trung bình ngành tăng mạnh trong hai năm đầu và tăng nhẹ trong năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của công ty vẫn trên đà giảm sút trong suốt 3 năm 2009-2011. Nguyên nhân, tỷ số này giảm từ năm 2009 đến 2010 là do công ty có xu hướng mở rộng nợ ngắn hạn, trong khi tiền và các khoản tương đương tiền thì giảm. Năm 2011 tiếp tục giảm so với năm 2010 là do cả hai khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, nợ ngắn hạn đều tăng, tuy nhiên nợ ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn.
Nhận xét chung về khả năng thanh toán: Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty tương đối thấp, cả ba tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời đều có xu hướng giảm dần qua các năm và thấp hơn so với trung bình ngành.