c) Phương pháp Holt
3.2.3 Giải pháp tạo lập vốn cho doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, để có thể tồn tại và tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tiên quyết là phải có đủ vốn. Trong bối cảnh kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, việc tiếp cận với các nguồn vốn truyền thống như vay ngân hàng đang trở lên ngày càng khó khăn, đặc biệt khi doanh nghiệp đang gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản, hệ số nợ đang ở mức cao. Đứng trước thực trạng đó, doanh nghiệp cần có các giải pháp khác để tạo lập vốn:
•Công ty có thể vay từ cán bộ, công nhân viên. Đây được coi là một nguồn vốn rất hữu ích vì tiềm năng của nó cũng tương đối lớn, đặc biệt việc hoạt động kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cán bộ, công nhân viên.
Việc khai thác nguồn vốn này sẽ giúp cho công ty có thêm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần phải thông qua các thủ phức tạp, hay những
đòi hỏi khắt khe, tài sản đảm bảo như khi đi vay ngân hàng. Thêm nữa, về phía cán bộ, công nhân viên của công ty, việc cho công ty vay vốn trước hết là họ sẽ được hưởng lãi suất thích đáng, đồng thời tăng thêm sự gắn bó giữa nhân viên với công ty, thúc đẩy họ đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bởi vì trong đó có cả vốn mà họ đầu tư vào công ty.
•Công ty nên đàm phán với nhà cung cấp để có thể hưởng chính sách tín dụng thương mại của họ. Hiện tại, các khoản phải trả của doanh nghiệp không nhiều, nếu doanh nghiệp có thể thương lượng với nhà cung cấp trả chậm các khoản tiền hàng thì có thế giúp khá nhiều trong tình trạng đang khát vốn như hiện nay mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngưng chệ.
•Ngoài việc tạo lập, huy động thêm các nguồn vốn mới thì việc sử dụng các nguồn vốn này sao cho có hiệu quả cũng đóng vai trị quan trọng. Đối với các khoản vốn vay từ ngân hàng do phải trả lãi suất nên doanh nghiệp cần sử dụng ngay, không được để khoản tiền vay này nhàn rỗi mà phải dựng nó luôn cho chiến lược sản xuất cũng như đầu tư của doanh nghiệp