Dự báo doanh thu

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 91)

c) Phương pháp Holt

2.4.3.1Dự báo doanh thu

Nhận thấy, doanh thu của công ty qua các năm 2009, 2010 và 2011 có xu hướng tăng đều qua các năm nên ta sử dụng hai phương pháp Holt và phương pháp Brown để dự báo, sau đó sẽ chọn phương án tốt nhất dựa vào các kết quả tính MAD, MSE và MAPE.

a) Phương pháp Brown

Vì doanh thu của công ty có xu hướng tăng trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 nên ta chọn w = 0.96.

Bảng 2.15: Doanh thu dự báo theo phương pháp Brown

ĐVT: triệu đồng

Năm Doanh thu thực tế Yt S’ t S’’t at b t Doanh thu dự báo Y^ t Sai số tuyệt đối │Et│ 2009 276759 276759 276759 2010 402572 397540 392708 402371 -115949 2011 729455 7161793 703240 729118 -310531 286421 442696 2012 418586 Ta có: MAD = 442696557300 MSE = 1.96 X 1023 MAPE = 0.607 b) Phương pháp Holt Ta chọn α = 0.96 và β= 0.9

Bảng 2.16 Bảng doanh thu dự báo theo phương pháp Holt

ĐVT: triệu đồng

Năm Doanh thu thực tế Y

San bằng dữ liệu S

San bằng khuynh hướng

Doanh thu dự báo Y^

Sai số tuyệt đối │E│

bt

2009 27675 27675 12581

2010 40257 402572 12581

2011 729455 721413 61429 52838 201067 0.28

Ta có:

MAD = 2010679713400 MSE = 4.04 X 1024

MAPE = 0.28

Theo các kết quả tính toán ở trên, ta nhận thấy phương pháp Holt có MAD, MSE, MAPE có giá trị nhỏ hơn. Do đo, ta sử dụng phương pháp này làm kết quả dự báo chính thức.

Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh

Ta giả thiết rằng các khoản mục được dự báo phụ thuộc vào doanh thu và tính tỷ lệ trung bình của 3 năm 2009, 2010 và 2011. Khi đó, ta có báo cáo kết quả kinh doanh dự báo của năm 2012 như sau

Bảng 2.17: Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo năm 2012

Chỉ tiêu Tỷ lệ % trong doanh thu Tỷ lệ % trung bình trong doanh thu Số tiền ( Triệu đồng) 2009 2010 2011 Doanh thu 100 100 100 100 7828430 Giá vốn hàng bán 79.2 81.02 82.9 81.04 6344160 CP bán hàng và quản lý 5.02 4.4 3.67 4.36 341320 CP lãi vay 4.32 3.12 1.64 3.03 237201 CP hoạt động khác 0 0 0 0 0

Lãi trước thuế 11.4 6

11.46 9.29 10.74 840773

Thuế TNDN 2.84 2.86 1.09 2.26 1769226

Lợi nhuận sau thuế 8.6 8.68 6.97 8.08 632537

Dự báo bảng cân đối kế toán

Để thực hiện việc dự báo bảng cân đối kế toán, ta thực hiện theo các bước sau: B1: Dự báo các khoản mục tài sản lưu động không phải tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng thông qua việc sử dụng doanh thu dự báo, chi phí dự báo và các tỷ số như tỷ tỷ số các khoản phải thu trên doanh thu, tỷ số dự trữ so với doanh thu,… Các tỷ số này được xác định dựa vào các tỷ số trong quá khứ.

sử dụng khoản doanh thu hoặc chi phí dự báo và các tỷ số về doanh thu thích hợp để tính.

B4: Tính nợ dài hạn đến hạn trả từ các thông tin về các khoản nợ dài hạn.

B5: Giả thiết các khoản nợ ngắn hạn khác là không đổi so với năm trước trừ trường hợp các khoản này có biến động đáng kể.

B6: Giả thiết: vay dài hạn= vay dài hạn kỳ trước – nợ dài hạn đến hạn trả

B7: Giả thiết nợ dài hạn khác = các khoản nợ dài hạn khác năm trước, trừ khi có biến động lớn xảy ra

B8: Giả thiết nguồn vốn chủ sở hữu từ phát hành cổ phiếu thường bằng so với năm trước.

B9: Giả thiết lợi nhuận giữ lại của năm dự báo = lợi nhuận giữ lại năm trước + lợi nhuận sau thuế năm dự báo.

B10: Giả thiết các khoản mục trong phần vốn chủ sở hữu là bằng năm trước, trừ khi có biến động lớn

Tổng nguồn vốn = B3 + B4 + B5 + B6 + B7 Tổng nguồn vốn = Tổng tài sản

Tiền mặt = Tổng tài sản – B1- B2

Với các bước như trên, ta có bảng dự báo cân đối kế toán năm 2012 như sau:

Bảng 2.18: Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

A. Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn

III. Hàng tồn kho

IV. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn

I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác

377.254 7.919 185.210 168.415 15.710 321.088 0 164.801 148.664 7.623 Tổng tài sản 698.342 Nguồn vốn A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

420.116 376.988 43.128 278.226 278.226 0 Tổng nguồn vốn 698.342 KẾT LUẬN

Phân tích tài chính là một hoạt động không thể thiếu được ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Qua thời gian nghiên cứu lý luận tại trường cùng với thời gian thực tập tại công ty

TNHH Tiến Động, cũng như dưới sự chỉ dẫn của Ths. Lê Đức Hồng- Giảng viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và chị Nguyễn Thu Hằng- Kế toán trưởng công ty TNHH Tiến Động, tôi đã có cái nhìn tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như hiểu được vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tượng khác. Xét chung nhất, trong quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính là một nhiệm vụ quan trọng. Phân tích tài chính giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn tổng quát nhất về tình hình doanh nghiệp của mình, bao gồm cả điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và triển vọng. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, chiếm lĩnh thị phần, mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao hơn, giúp tối đa hóa tài sản của chủ sở hữu.

Đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động” được thực hiện dưới giác độ của một nhà quản trị tài chính. Bài luận đã đưa ra được khung lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp, giới thiệu khái quát về công ty TNHH Tiến Động, cũng như phân tích, đánh giá được tình hình tài chính của công ty, đồng thời đưa ra các giải pháp cũng như kiến nghị để cải thiện tình hình tài chính của công ty tốt hơn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu cũng như thông tin không cho phép, bài luận còn hạn chế trong việc tìm hiểu, liên hệ về chính hoạt động phân tích tài chính của chính doanh nghiệp. Nếu tiếp tục được nghiên cứu thêm, tôi sẽ khai thác từ hoạt động này của công ty, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động này tốt hơn.

Hiện tại, công ty đang có tình hình tài chính không tốt, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khả năng thanh toán cũng như khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn để tiếp tục duy trì mà mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn vượt qua và đang tiến tới mở thêm nhiều chi nhánh, công ty con, đồng thời đang trong lộ trình cho ra đời một loạt sản phẩm mới , độc đáo, đáp ứng được thị yếu của người tiêu dùng. Để làm tốt được những này và làm tốt hơn nữa, doanh nghiệp cần nỗ lực cùng sự cố gắng của toàn ngành cũng như của tổng thể nền kinh tế nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Lưu Thị Hương, giáo trình TCDN, NXB Thống Kế, 2005

2. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào, quản trị tài chính, NXB Tài Chính, 2006

3. TS. Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê, 2003 4. Fredric S.Minskin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học- Kỹ Thuật, 2001

5. www.cafef.vn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 91)