Định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 84)

c) Phương pháp Holt

3.1Định hướng phát triển của công ty

3.1.1 Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty

3.1.1.1 Sứ mệnh

•Nâng cao chất lượng của cuộc sống người dân Việt Nam: Bằng các giải pháp ván sàn xanh, nội thất và kiến trúc bền vững từ cây tre Việt và gỗ rừng trồng, công ty sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất từ những vật liệu rất tự nhiên đã gắn bó với người dân Việt Nam từ lâu đời, cùng với những đặc tính khá ưu việt như mát, bền, đẹp, không độc hại.

•Bảo vệ rừng đầu nguồn: Nguồn nguyên liệu chính của công ty là gỗ, tre. Bằng việc thu mua tre, gỗ rừng từ các vùng miền núi, công ty đã tạo ra thu nhập cho người dân nơi đây từ việc trồng tre , gỗ và kinh doanh các sản phẩm từ hai loại nguyên liệu này. Đây là một sứ mệnh rất quan trọng, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu nhập của người dân nghèo miền núi, đồng thời giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền ở nước ta.

và sông Đà, hạn chế hạn hán và lũ lụt do giữ được nguồn nước và giữ được rừng đầu nguồn.

•Tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân Việt Nam bằng cách trồng tre, gỗ và sản xuất xuất khẩu các sản phẩm từ chúng. Người dân miền núi giờ đây đã có thêm nhiều việc làm hơn, họ được biết nhiều hơn về tác dụng của những cây gỗ, cây tre trong rừng- những thứ dường như rất quen thuộc với họ nhưng họ lại chưa hiểu hết tầm quan trọng của nó. Từ đó, họ biết đến việc kinh doanh gỗ, tre, tích cực trồng gỗ, tre trong rừng.

3.1.1.2 Tầm nhìn

•Trở thành nhà cung cấp tổng thể về các giải pháp về ván sàn, nội thất , kiến trúc xanh bền vững hàng đầu Việt Nam

•Vươn lên lọt vào top 10 trong hệ thống sản xuất gỗ, tre công nghiệp ở Việt Nam.

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về tình hình tài chính trong ba năm 2009-2011 cùng với việc nhận định về sứ mệnh quan trọng cũng như tầm nhìn của công ty, ta nhận thấy để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường đầy cạnh tranh này, công ty cần phải tìm ra cho mình hướng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty.

Định hướng cho năm tới:

•Tiếp tục tăng doanh thu, lợi nhuận bằng việc nghiên cứu thêm các sản phẩm mới và tung ra thị trường

•Tiến hành trả các khoản nợ đến hạn, rồi từ đó cơ cấu lại vốn cho thích hợp •Tập trung thu các khoản phải thu, hạn chế bớt các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng

•Tiếp tục hoàn thiện dự án cụm công nghiệp tre đặt tại Bó Pun- Mộc Châu- Sơn La

Định hướng dài hạn:

•Về nguyên liệu: Tiếp tục hợp tác với các đối tác cũ, đồng thời tìm kiếm mở rộng thị trường cung cấp đầu vào mới, đặc biệt tập trung tiếp cận với các vùng trồng nhiều tre, gỗ rừng ở cả các tỉnh miền núi phía Bắc hay miền Trung. Đây là các vùng rất sẵn gỗ rừng, tre, nhưng lại chưa được khai thác nhiều. Tận dụng được điều này, công ty sẽ có thể tìm kiếm một nguồn cung cấp khá dồi dào nguyên liệu cho mình với giá rẻ tương đối.

•Về lao động: Tuyển thêm các lao động khéo tay ở các làng nghề truyền thống để phát triển thêm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, vốn đang rất được ưa chuộng bởi người tiêu dùng, đặc biệt là người nước ngoài. Có thể nói, những sản phẩm này khi xuất khẩu được đánh giá rất cao về mặt hình thức, cũng như chất lượng, đồng thời nó mang nét đặc trưng cho vẻ đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.

•Về thị trường: Mở rộng thị trường tiêu thụ rộng lớn, không những chỉ dừng trong phạm vi trong nước mà còn tiến tới thâm nhập sang thị trường nước ngoài.

•Triển khai công tác nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu cũng như các phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty

•Mở thêm các chi nhánh, công ty con, đặc biệt là ở các vùng gần khu cung cấp nguyên liệu

•Tiến tới việc thiết kế, xây dựng nhà, cầu bằng gỗ, tre. Có thể nói đây là một hướng đi rất mới của công ty, đồng thời cũng là bước đi khá mạo hiểm, đòi hỏi nhiều bước chuẩn bị về mặt kỹ thuật cũng như sự ủng hộ của người tiêu dùng.

3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH Tiến Động3.2.1 Điều chỉnh lại khả năng thanh toán của công ty3.2.1 Điều chỉnh lại khả năng thanh toán của công ty 3.2.1 Điều chỉnh lại khả năng thanh toán của công ty

Từ phân tích thực trạng, ta có thể nhận thấy rõ một trong những điểm yếu đáng lưu ý nhất của công ty là ở khả năng thanh toán, cả ba tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn, nhanh và tức thời đều thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Với những tiềm ẩn về rủi ro trong thanh toán như vậy, công ty cần tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân để từ đó cải thiện khả năng thanh toán của mình.

•Đầu tiên doanh nghiệp cần xem xét, cơ cấu lại nguồn vốn tài trợ. Rủi ro trong thanh toán của công ty một phần đến từ việc sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn do chính sách đầu tư mạo hiểm. Vì thế, trước hết, doanh nghiệp cần giảm các khoản nợ ngắn hạn, chọn chính sách đầu tư an toàn hơn, bằng việc sử dụng các khoản nợ dài hạn hơn để thay thế.

•Tiến hành thu các khoản phải thu, khoản vốn mà khách hàng chiếm dụng để góp phần cải thiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

3.2.2 Thay đổi chính sách tín dụng thương mại

Trước thực trạng kỳ thu tiền bình quân lớn, trong khi khả năng thanh toán lại thấp, công ty cần xem xét lại chính sách tín dụng thương mại mà mình đang áp dụng. Cần thu hẹp chính sách tín dụng thương mại, tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn

•Tìm hiểu rõ về khách hàng, về khả năng hoạt động kinh doanh hay khả năng chi trả trong tương lai của khách hàng trước khi thực hiện chính sách tín dụng thương mại , tránh tình trạng gặp phải khách hàng trây lỳ, không trả nợ

•Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán tiền hàng trên hóa đơn, chứng từ và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định trước, đồng thời công ty cũng có thể đề ra các biện pháp bồi thường khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng

•Đẩy mạnh nhiều hình thức thanh toán cho khách hàng như sử dụng chiết khấu hàng bán , giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng quen thuộc, mua hàng với số lượng lớn hoặc thanh toán tiền hàng sớm. Nếu những điều này được thực hiện thì chắc chắn công tác thu hồi tiền hàng của công ty sẽ được đảm bảo, hạn chế được tình trạng thanh toán chậm hay trây lỳ không chịu trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, để vẫn đảm bảo lợi ích thì công ty cũng cần phải xem xét để từ đó đưa ra một tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Công ty có thể đưa ra tỷ lệ này dựa vào lãi suất vay ngân hàng, vì trong thời gian không thu hồi được tiền hàng từ khách hàng thì doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng, để quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngưng chệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Tiếp tục thu hồi các khoản phải thu, đặc biệt đối với các khoản phải thu khó đòi •Thu hẹp các khoản phải thu.

3.2.3 Giải pháp tạo lập vốn cho doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, để có thể tồn tại và tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tiên quyết là phải có đủ vốn. Trong bối cảnh kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, việc tiếp cận với các nguồn vốn truyền thống như vay ngân hàng đang trở lên ngày càng khó khăn, đặc biệt khi doanh nghiệp đang gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản, hệ số nợ đang ở mức cao. Đứng trước thực trạng đó, doanh nghiệp cần có các giải pháp khác để tạo lập vốn:

•Công ty có thể vay từ cán bộ, công nhân viên. Đây được coi là một nguồn vốn rất hữu ích vì tiềm năng của nó cũng tương đối lớn, đặc biệt việc hoạt động kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cán bộ, công nhân viên.

Việc khai thác nguồn vốn này sẽ giúp cho công ty có thêm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần phải thông qua các thủ phức tạp, hay những

đòi hỏi khắt khe, tài sản đảm bảo như khi đi vay ngân hàng. Thêm nữa, về phía cán bộ, công nhân viên của công ty, việc cho công ty vay vốn trước hết là họ sẽ được hưởng lãi suất thích đáng, đồng thời tăng thêm sự gắn bó giữa nhân viên với công ty, thúc đẩy họ đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bởi vì trong đó có cả vốn mà họ đầu tư vào công ty.

•Công ty nên đàm phán với nhà cung cấp để có thể hưởng chính sách tín dụng thương mại của họ. Hiện tại, các khoản phải trả của doanh nghiệp không nhiều, nếu doanh nghiệp có thể thương lượng với nhà cung cấp trả chậm các khoản tiền hàng thì có thế giúp khá nhiều trong tình trạng đang khát vốn như hiện nay mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngưng chệ.

•Ngoài việc tạo lập, huy động thêm các nguồn vốn mới thì việc sử dụng các nguồn vốn này sao cho có hiệu quả cũng đóng vai trị quan trọng. Đối với các khoản vốn vay từ ngân hàng do phải trả lãi suất nên doanh nghiệp cần sử dụng ngay, không được để khoản tiền vay này nhàn rỗi mà phải dựng nó luôn cho chiến lược sản xuất cũng như đầu tư của doanh nghiệp

3.2.4 Quản lý tốt các khoản mục chi phí

Việc chênh lệch về tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận là dấu hiệu cho thấy khả năng quản lý các khoản mục chi phí của doanh nghiệp còn thấp. Do đó, doanh nghiệp cần cải thiện hoạt động này, bằng cách:

•Giảm chi phí quản lý hàng tồn kho, bằng cách giảm số lượng hàng tồn kho đến mức cần thiết

•Giảm các khoản chi phí về quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng

•Giảm giá vốn hàng bán, bằng cách nghiên cứu, tìm ra giải pháp mới trong việc tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo như tích cực đi sâu vào các vùng núi ở các tỉnh phía bắc để mua tre, gỗ; đàm phán với các nhà cung cấp trong việc hạ thấp giá thành nhập các nguyên liệu như keo,….

•Giảm chi phí tài chính bằng cách hạn chế sử dụng các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời cơ cấu lại nguồn tài trợ cho hợp lý

3.2.5 Tiếp tục nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định nói riêng cũng như tổng tài sản nói chungnhư tổng tài sản nói chung như tổng tài sản nói chung

Doanh nghiệp đang rất có lợi thế trong khâu sử dụng các tài sản cố định. Điều này cần được phát huy hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là việc vận hành dây chuyền

sản xuất tự động ván sàn vừa được nhập khẩu từ Đức. Doanh nghiệp cần tham khảo các ý kiến từ các chuyên gia từ tập đoàn Homag của Đức để có thể vận hành tối đa công suất của dây chuyền này.

3.2.6 Nâng cao việc tìm hiểu thị trường

Tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng là một khâu rất quan trọng. Nó quyết định đến doanh thu tiêu thụ của công ty. Vì thế, công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường.

3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động marketting

Để sản phẩm của công ty được người tiêu dùng biết đến thì khâu quảng bá sản phẩm là không thể thiếu. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động marketting thông qua việc xây dựng các website giới thiệu sản phẩm, các cơ sở trưng bày sản phẩm, đặc biệt đẩy mạnh việc tham gia các triển lãm, hội chợ,….

3.2.8 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Thành quả đạt được của công ty có sự đóng góp không nhỏ của các cán bộ, công nhân viên. Vì thế việc nâng cao chất lượng đội ngũ này là rất cần thiết

•Tuyển chọn nhân viên thông qua trình độ, hiểu biết của họ, chứ không vì các mối quan hệ xã hội

•Tạo động lực phấn đấu làm việc cho nhân viên thông qua các chính sách, chế độ đãi ngộ tương ứng với sự cố gắng, nỗ lực đóng góp của nhân viên

•Tích cực, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo cho các cán bộ, nhân viên trong công ty thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, thậm chí cả các khóa đào tạo với chuyên gia nước ngoài.

3.2.9 Giữ chân người tài

•Chính sách lương phù hợp với trình độ chuyên môn của những người tài

•Đưa ra các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những người tài, có công đóng góp lớn cho công ty

•Đặt ra sự thăng tiến trong công việc đối với ngươi tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Tạo một môi trường làm việc thoải mái, linh hoạt cho nhân viên

•Tiến tới hoàn thiện các chương trình hỗ trợ quản lý tài chính, bảo hiểm sức khỏe cho toàn bộ gia đình của những nhân viên giỏi, có công đóng góp lớn cho công ty để có thể làm cân bằng cuộc sống và công việc của họ, để từ đó họ có thể cống hiến hết mình cho công ty.

3.3 Kiến nghị đối với nhà nước

Doanh nghiệp dự kinh doanh trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng chịu sự giám sát, quản lý của nhà nước.Các chính sách điều hành của nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì thế, việc điều hành sao cho các chính sách của nhà nước luôn ổn định, tạo một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất là rất cân thiết. Ngoài ra, nhà nước cũng cần phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi, các thủ tục cấp giấy phép sản xuất kinh doanh hay đầu tư nhanh và gọn.

3.3.1 Nhà nước cần chú trọng hơn nữa đến sự phát triển kinh tế của các vùng miền núi.vùng miền núi. vùng miền núi.

Hiện nay, nước ta vẫn có sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa người dân các vùng miền.Đối với các vùng miền núi, người dân vẫn sống nghèo khổ, điều kiện phát triển kém, về điện nước, giao thông đều khó khăn. Điều này cũng gây trở ngại đối với doanh nghiệp tiếp cận với các vùng nguyên liệu về tre, gỗ rừng ở đây. Vì thế nhà nước cần đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường giao thông, cùng công ty góp phần cải thiện mức sống của người dân nghèo nơi đây.

3.3.2 Điều chỉnh chính sách tiền tệ hợp lý

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến cung, cầu tiền, từ đó tác động đến lãi suất cho vay của ngân hàng.Hiện nay, khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang phải đương đầu với dư tích của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng cao.Nhưng với mức lãi suất vẫn còn cao như hiện nay đã trở thành một trở ngại lớn đối với việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.Hàng loạt các doanh nghiệp thiếu vốn đã phải đóng cửa sản xuất. Do đó, nhà nước cần điều chỉnh chính sách tiền tệ hợp lý để cứu vớt các doanh nghiệp

3.3.3 Giảm bớt các thủ tục hải quan

Như đã trình bày ở các phần trên, công ty TNHH Tiến Động có nhập nguyên liệu phụ từ nước ngoài, cũng như ngày càng tiến tới hợp tác với nhiều công ty lớn ở các nước như Mỹ, Anh, Đức, Canada. Do đó, các thủ tục hải quan đối với việc nhập hàng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 84)