c) Phương pháp Holt
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Nguồn: Phòng hành chính quản trị
Nhìn vào các sơ đồ trên ta thấy bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tất cả các phòng ban, các chi nhánh hoạt động theo sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty. Nhận thấy, mặc dù các phòng ban cũng như các chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng hoạt động không hề độc lập mà luôn có sự phối hợp chặt chẽ, thông tin được trao đổi thường xuyên. Nhờ vậy mà Ban giám đốc có thể nắm bắt được hoạt động của các Chi nhánh và các phòng ban để có sự chỉ đạo kịp thời.
• Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty TNHH, có toàn quyền giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
Hội đồng quản trị lãnh đạo công ty bằng các nghị quyết của kì họp được biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín hoặc nhất trí dơ tay theo đa số các thành viên có
mặt. Trường hợp đặc biệt quan trọng phải có số thành viên có số vốn bằng ¾ số vốn của công ty đồng ý.
Các thành viên của hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 thành viên là 3 sáng lập viên đã tiến hành hội nghị thành lập công ty Tiến Động, gồm:
Ông Phạm Quốc Khánh:
Thường trú tại 2A Ngô Thì Nhậm- Quang Trung- Hà Đông- Hà Nội. Làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty.
Ông Phạm Duy Ga:
Thường trú tại 2A Ngô Thì Nhậm- Quang Trung- Hà Đông- Hà Nội.
Bà Lê Thị Hồng Minh:
Thường trú tại 2A- Ngô Thì Nhậm- Quang Trung- Hà Đông- Hà Nội.
Bà Trần thị Ngọc Anh
Thường trú tại Lỏng Hạ- Đống Đa- Hà Nội. •Ban Kiểm soát
Công ty TNHH có hai thành viên kiểm soát do hội đồng quản trị bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán.
• Giám đốc điều hành và ban giám đốc điều hành.
Giám đốc thực hiện điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo nghị quyết của hội đồng quản trị.
Giám đốc có thể do hội đồng quản trị cử ra hoặc thuê người khác làm theo hợp đồng lao động. Giám đốc của công ty hiện nay là bà Lê Hồng Minh, ông phạm Duy Ga và bà Trần Thị Ngọc Anh.
Giám đốc điều hành là người có trách nhiệm cao nhất trong điều hành kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các phó giám đốc, trợ lý kĩ thuật trợ giúp cho giám đốc theo hợp đồng lao động.Giám đốc điều hành của công ty TNHH Tiến Động là ông Phạm Quốc Khánh- chủ tịch hội đồng quản trị.
Ban giám đốc điều hành gồm hai người: Một giám đốc kinh doanh và một phó giám đốc phụ trách tài chính.
• Phòng tổ chức hành chính:
Là cơ quan tham mưu cho ban quản lý của công ty về mặt công tác cán bộ và tổ chức bộ máy, tuyển dụng va điều động nhân lực theo yêu cầu của từng đơn vị trong công ty, xây dựng và theo dõi việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Đồng thời quản lý, theo dõi việc thành lập, sát nhập, giải thể, thay đổi, bổ sung nhiệm vụ với đơn vị trực thuộc.
Quản lý cơ sở vật chất và duy trì hoạt động có hiệu quả của toàn bộ tài sản, thiết bị của công ty; thực hiện quản lý công tác lưu trữ văn thư, sổ sách kế toán
của công ty.
• Phòng tài chính kế toán:
Là phòng quản lý tổng hợp của công ty trong việc thực hiện các chức năng quản lý về tài chính, kế toán, giá cả của công ty,tổ chức, chỉ đạo và . Đồng thời tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc công ty theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Xây dựng các quy chế, quy định về lĩnh vực kế toán theo tiêu chuẩn kế toán hiện hành; giải quyết và thu hồi công nợ.
Lập các phương án kinh doanh ngắn, trung, dài hạn trên cơ sở nguồn vốn hiện tại của công ty cũng như nguồn vốn có khả năng huy động từ bên ngoài.
• Phòng kinh doanh:
Là phòng quản lý tổng hợp, xây dựng các chiến lược, kế hoạch ngắn, trung, dài hạn của công ty. Tìm kiếm các thị trường nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm do công ty sản xuất, cung ứng và tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. Đồng thời xây dưng các chính sách tiêu thụ sản phẩm bao gồm: giá bán, chế độ khuyến mãi, thưởng, chăm sóc khách hàng, kích thước bao gói, giá cả, chính sách tiêu thụ hàng hóa, những ưu thế và khiếm khuyết của các sản phẩm của công ty để đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.
•Phòng quản lý xây lắp:
Thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng, tổ chức, triển khai công tác chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng các công trình, công tác quản lý máy móc, thiết bị và công tác bảo hộ lao động .
Tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng và chỉ đạo công tác Khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ, thi công cải tiến sản phẩm để áp dụng vào thi công các công trình xây lắp trong toàn công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Thực hiện công tác an toàn lao động, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy. • Phòng dự án :
Phòng dự án chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi , quản lý và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện của các dự án đầu tư .
Tìm kiếm, hoạch định và đầu tư vào các dự án nhằm đem lại hiệu quả cho công ty.
• Phòng tổ chức tiền lương:
Tổ chức công tác hạch toán lương, thưởng, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh, các công ty con , các đơn vị trực thuộc
Nhận xét: Bộ máy tổ chức của công ty khá chi tiết và cụ thể, chia làm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng cũng luôn phối hợp, tác động qua lại lẫn nhau, gắn kết tạo nên sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của công ty.