Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 82)

c) Phương pháp Holt

2.4.2Điểm yếu và nguyên nhân

•Khả năng thanh toán của công ty: Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty tương đối thấp, cả 3 tỷ số về khả năng thanh toán đều có xu hướng giảm và thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Điều này sẽ gây không ít rủi ro cho công ty, đặc biệt trong tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế như hiện nay.

 Vốn lưu động ròng: Trong cả ba năm 2009-2011, vốn lưu động ròng đều âm. Doanh nghiệp đang sử dụng chính sách tài trợ khá mạnh dạn, sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Việc này là khá mạo hiểm cho một doanh nghiệp có quy mô không lớn, đồng thời uy tín, cũng như thị trường chưa vững vàng, chư ổn định trong điều kiện nền kinh tế vẫn trong tình trạng suy thoái.

 Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong cả ba năm đều thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, thậm chí hai năm 2009, 2010, tỷ số này còn nhỏ hơn 1. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, chứng tỏ việc mở rộng mạnh mẽ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này thấp vậy cũng cho thấy một thực tế là doanh nghiệp đang mất dần khả năng thanh toán về mặt kỹ thuật.

 Có sự chênh lệch đáng kể giữa hai tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. Nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng mạnh. Hàng tồn kho ở đây gồm nguyên, vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa bán được. Hàng tồn kho tăng mạnh cũng đồng nghĩa với chi phí của doanh nghiệp tăng lên do tăng các khoản chi phí về lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo quản,… Khả năng thanh toán nhanh sụt giảm mạnh mẽ, đồng thời thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Thực trạng này cũng đặt doanh nghiệp vào rủi ro lớn, đặc biệt khi các khoản nợ ngắn hạn đáo hạn.

 Khả năng thanh toán tức thời cũng trong xu hướng giảm sút , thấp hơn nhiều so với trung bình ngành do việc doanh nghiệp mở rộng sử dụng nợ ngắn hạn. Trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, việc mở rộng sử dụng nợ quá nhiều, đặc biệt là nợ ngắn hạn là một chính sách khá mạo hiểm của doanh nghiệp.

• Kỳ thu tiền bình quân giảm nhẹ trong giai đoạn 2009-2010, sau đó tăng vọt vào năm 2011, nhưng nhìn chung tỷ số này của doanh nghiệp trong cả ba năm đều vượt so với trung bình ngành. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của khoản phải thu lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng chính sách tín dụng thương mại mở rộng, tức cho khách hàng chịu nhiều hơn. Chính sách này sẽ tạo điều kiện cho việc doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn, nhưng tỷ số này quá cao sẽ trờ thành không phù hợp với hoàn cảnh của công ty hiện nay khi chính bản thân công ty đang phải đương đầu với rủi ro thanh khoản. Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn trong việc quay vòng sản xuất kinh doanh.

•Hệ số nợ của doanh nghiệp cao. Mặc dù, việc sử dụng nợ đem lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,điều này có thể thấy rõ thông qua việc phân tích đòn bẩy tài chính nhưng dường như doanh nghiệp đang quá lạm dụng việc sử dụng nợ. Và điều này đang trở thành rủi ro lớn cho doanh nghiệp, tạo gánh nặng trả nợ trong khi khả năng thanh toán thì đang gặp khó khăn. Do đó, việc cần thiết ở đây là phải cân nhắc, xem xét lại cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

•Khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp có xu hướng giảm, đồng thời thấp hơn so với trung bình ngành. Nguyên nhân là do chi phí tài chính tăng mạnh. Điều này cũng cho thấy việc khó khăn của doanh nghiệp trong việc trả nợ, đồng thời nó cũng sẽ trở thành trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các khoản vay ngân hàng trong tương lai cũng như đối với các nhà cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

•Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Điều này là minh chứng cho việc quản lý yếu kém các khoản mục chi phí.

Tóm lại, bên cạnh những điểm mạnh, doanh nghiệp vẫn còn tồn tại không ít điểm yếu.Quan trọng hơn là doanh nghiệp phải biết nhìn nhận thấy điểm yếu của mình và đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của mình ngày càng tốt hơn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN ĐỘNG

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 82)