Phân tích Dupont

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 78)

c) Phương pháp Holt

2.3.6 Phân tích Dupont

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng.Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào.

ROA = LNST/ Tổng TS = LNST/Doanh thu thuần x Doanh thu thuần/Tổng TS

= ROS x Vòng quay tổng TS

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So với 2009 (%) So với 2010 (%) ROA (%) 12.49 13.65 9.29 8.59 -37.07 ROS (%) 8.6 8.6 0 6.96 -19.07 Vòng quay tổng TS 1.45 1.59 9.66 1.23 -22.64

Chỉ tiêu ROA của doanh nghiệp biến động theo xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2009-2010, chỉ số này tăng 1.16 % là do sự tăng đáng kể của vòng quay tổng tài sản trong khi ROS gần như là không thay đổi. Tiếp theo, một xu hướng ngược lại lại được nhìn thấy ở giai đoạn 2010-2011, chỉ tiêu ROA giảm sút một cách đáng kể , từ 13.65 % xuống chỉ còn 8.59 %. Nguyên nhân là do sự giảm đồng thời của cả hai yếu tố ROS và vòng quay tổng tài sản. Như vậy, nhìn tổng thể lại, lợi nhuận ròng dành cho cổ đông trên phần doanh thu ấy giảm đi, vòng quay tổng tài sản cũng có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chi phí chưa tố , hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng chưa cao. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét lại cả hai vấn đề này, cần đưa ra những giải pháp để nâng cao phần lợi nhuận ròng dành cho cổ đông băng cách quản lý tốt hơn các khoản mục chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản.

ROA = LNST/ Tổng TS = LNST/Vốn CSH x VCSH/Tổng tài sản = ROE x Hệ số tự chủ tài chính

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

ROA (%) 12.49 113.65 809.92 8.59 -0.29

ROE (%) 31.29 37.73 20.58 23.12 -38.72

Hệ số tự chủ tài chính

39.9 36.17 -21.88 37.14 -7.43

Hệ số tự chủ tài chính của doanh nghiệp biến động không ổn định. Năm 2010 là năm đánh dấu sự giảm mạnh trong hệ số tự tài trợ, nguyên nhân là do doanh nghiệp vay ngân hàng nhiều để tài trợ cho việc mua dây chuyền sản xuất với giá trị lớn. Trong khi đó, chỉ tiêu ROE biến động theo chiều hướng ngược với hệ số tự chủ tài chính. Năm 2010, ROE tăng so với năm 2009 nhưng đến năm 2011, chỉ tiêu này lại giảm.

Nhìn một cách tổng thể, chỉ tiêu ROA tăng cùng chiều với ROE. Như vậy, rõ ràng ảnh hưởng của ROE đã lấn át ảnh hưởng của hệ số tự chủ tài chính. Điều này minh chứng rằng chỉ tiêu ROE tăng là do chính sách sử dụng nhiều nợ của doanh nghiệp. Đây cũng được coi là tác động của đòn bẩy tài chính

ROE = LNST/VCSH = LNST/ DT thuần x DT thuần/Tổng TS x Tổng TS/VCSH

= ROS x Vòng quay tổng TS x Số nhân VCSH

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So với 2009 (%) So với 2010 (%) ROE (%) 31.29 37.73 20.58 23.12 -38.72 Số nhân VCSH 2.51 2.76 9.96 2.69 -2.54 ROS (%) 8.6 8,6 0 6.96 -19.07 Vòng quay tổng tài sản 1.45 1.59 9.66 1.23 -22.64

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2009-2011

Năm 2010, chỉ tiêu ROE tăng 6.44 % so với năm 2009, nguyên nhân là do sự tăng lên của số nhân vốn chủ sở hữu và vòng quay tổng tài sản, trong khi đó chỉ tiêu ROS gần như không thay đổi. Tuy nhiên, năm 2011 lại chứng kiến một xu hướng ngược lại, ROE giảm một cách đáng ngạc nhiên.Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm xuất phát từ sự suy giảm của cả ba yếu tố số nhân vốn chủ sở hữu, ROS và vòng quay tổng tài sản mà tốc độ giảm mạnh nhất được nhìn thấy ở vòng quay tổng tài sản.Đây là một dấu hiệu không tốt, thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài sản là không cáo.Doanh nghiệp cần xem xét để điều chỉnh, cải thiện lại chỉ tiêu này.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Động (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w