I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (Nd Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần Nhận xét).
- 4 băng giấy – mỗi băng giấy viết một đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập).
- Một số tờ giấy để HS làm BT2, 3 (phần Luyện tập).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải nhờ vả ai đó, khuyên nhủ ai đó hoặc rủ những người thân quen cùng làm một việc gì đó. Để thực hiện được những việc như vậy, phải dùng đến câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu để nhận diện & sử dụng câu khiến.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1, 2:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2.
- GV kết luận, chốt lại lời giải đúng – chỉ bảng phụ đã viết câu khiến, nói lại tác dụng của câu, dấu hiệu cuối câu.
Câu khiến: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! Tác dụng: Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Dấu hiệu cuối câu: Có dấu chấm than ở
cuối câu.
Bài tập 1, 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi
- HS phát biểu ý kiến
Bài tập 3:
- GV chia bảng lớp làm 2 phần, mời 6 HS tiếp nối nhau lên bảng – mỗi em một câu văn, sau đó mỗi em tự đọc câu văn của mình.
- GV cùng HS nhận xét từng câu, rút ra kết luận: Khi viết câu nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, nhờ vả…… của mình với người khác, ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV dán bảng 4 băng giấy – mỗi băng giấy viết 1 đoạn văn – mời 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn văn. Sau đó đọc các câu văn với giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- GV nhận xét
Bài tập 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV nhắc HS: trong SGK, câu khiến thường được dùng để yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập. Cuối các câu khiến này thường có dấu chấm.
- GV phát giấy khổ to cho các nhóm.
- GV nhận xét, tính điểm thi đua cho mỗi nhóm.
Bài tập 3:
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu BT3.
- HS suy nghĩ, làm cá nhân, tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh, viết vào vở.
- 6 HS tiếp nối nhau lên bảng đặt câu, sau đó mỗi em tự đọc câu văn của mình.
- Cả lớp nhận xét, rút ra kết luận.
- HS đọc thầm phần ghi nhớ
- 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- 4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1
- HS làm việc cá nhân vào vở
- 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn văn. Sau đó đọc câu văn với giọng điệu phù hợp với câu khiến.
Đoạn a: - Hãy gọi người hàng hành
vào đây cho ta!
Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải
chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Đoạn c: - Nhà vua hoàn gươm lại cho
Long Vương!
Đoạn d: - Con đi chặt cho đủ một
trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Đại diện nhóm phân công các bạn tìm câu khiến trong SGK, ghi nhanh vào giấy.
- Sau thời gian quy định, các nhóm dán kết quả làm bài trên bảng lớp, đọc những câu khiến tìm được.
- Cả lớp cùng nhận xét, tính điểm cao cho nhóm tìm được đúng, nhiều câu khiến.
- GV nhắc HS: đặt câu khiến phải hợp với đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn (bạn cùng lứa tuổi phải khác với anh chị, cha mẹ, thầy cô giáo).
- GV nhận xét, mời những HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài làm trên bảng lớp, đọc kết quả.
Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Cách đặt câu khiến.
- HS đặt các câu khiến, viết vào vở.
- Một số em làm vào phiếu.
- HS tiếp nối nhau đọc những câu khiến đã đặt. Những em HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài làm trên bảng lớp, đọc kết quả.
Luyện từ và câu