Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức tại trường Cao đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 40)

Tên trường: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Trường Cao đẳng nghề Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập ngày 15 tháng 11 năm 2010 theo Quyết định số 1399/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trước đây là trường Trung cấp nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (theo quyết định số 3842 /QĐ-UB ngày 27 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh BR-VT). Qua 15 năm hình thành và phát triển, mô hình Cao đẳng nghề nói chung và trường CĐN BRVT nói riêng đã chứng minh tính hiệu quả và sự phù hợp đối với yêu cầu của hệ thống giáo dục Việt Nam. Trường CĐN BR-VT ra đời đã góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh nhà, nhất là về nguồn lao động có tay nghề kỹ thuật.

Trường CĐN BRVT là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng thời chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục; tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, về thanh tra giáo dục.

Trường Cao đẳng nghề là cơ sở đào tạo công lập đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, là cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trường có chức năng đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao đẳng và thấp hơn. Trường Cao đẳng nghề có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường CĐN có trụ sở chính đặt tại Khu phố Thanh Tân, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh BR-VT, Cơ sở 2: Số 404 Trương Công Định, phường 8, thành phố Vũng Tàu, Cơ sở 3: Số 78 Trương Công Định, phường 3, thành phố Vũng Tàu.

Văn bằng các hệ đào tạo: Thuộc hệ thống văn bằng quốc gia, hệ đào tạo chính quy, có giá trị trong cả nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của nhà Trường:

* Nhiệm vụ:

- Đào tạo nhân lực, kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ khoa học kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

* Quyền hạn, trách nhiệm của nhà trường:

- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề; huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.

- Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu, tổ chức đã được phê duyệt trong điều lệ của trường, quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng khoa và tương đương trở xuống.

- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.

- Trường Cao đẳng nghề được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường Cao đẳng về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức tại trường Cao đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 40)