Các chủ trương, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề trong

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức tại trường Cao đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 32)

nghề trong các trường Cao đẳng nghề

1. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chúng ta đã xây dựng và Thủ tướng Chính phủ đã chính thức thông qua Chiến lược “Phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020”. Trong đó, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, đến năm 2020 đạt 55%; số lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015 là 23,5 triệu người, đến năm 2020 là 34,4 triệu trong đó số học trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề tương ứng là 4,8 triệu và 8,0 triệu; đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các trình độ khác nhau, đội ngũ giáo viên dạy nghề, người dạy nghề cần được phát triển tương ứng về số lượng, đảm bảo chất lượng. Đến năm 2015, số giáo viên dạy nghề cần có khoảng 51.000 người, trong đó số giáo viên dạy CĐN, TCN là 37.000 người, tỷ lệ giảng viên dạy cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ đạt trên 25%. Các số liệu tương ứng vào năm 2020 là 77.000, 59.000 và 40%. Giáo viên dạy ở các nghề trọng điểm ở các cấp độ khác nhau, cần có định hướng xây dựng và phát triển phù hợp, theo chúng tôi đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm khu vực, quốc tế cần đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn

về kỹ năng nghề, năng lực sư phạm, ngoại ngữ theo chuẩn, chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; giáo viên dạy ở các nghề trọng điểm quốc gia cần đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn quốc gia về trình độ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm; đối với những người có chuyên môn tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng công nghệ mới, kỹ năng dạy học và các năng lực khác. Vì vậy, đến năm 2015 chúng ta cần:

- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển bổ sung mới 20.000 giáo viên dạy CĐN, TCN.

- Bồi dưỡng đạt chuẩn kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 10.000 giáo viên chưa đạt chuẩn về kỹ năng nghề hoặc nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để đến năm 2015, 100% giáo viên đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Trong đó, đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia có trình độ kỹ năng nghề cao hơn một bậc so với trình độ kỹ năng nghề đào tạo tương ứng.

- Bồi dưỡng về kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến cho 6.000 giáo viên dạy các nghề đầu tư quốc tế, khu vực ASEAN và các giáo viên giỏi khác.

- Đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Anh, tin học cho giảng viên các trường có nghề đầu tư cấp độ quốc tế và khu vực, trước hết là 5 trường dự kiến đạt chuẩn quốc tế vào năm 2015.

- Bảo đảm đáp ứng nhu cầu về giáo viên và người dạy nghề thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

2. Quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ sở GD được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong suốt quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và CB quản lý là khâu then chốt”.[13]

3. Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười nhấn mạnh: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo

đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ QLGD cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.[9]

4. Kết luận Hội nghị Trung ương khóa IX nêu rõ: “Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý về mọi mặt, coi đây là một phần trọng tâm của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới”.[7]

5. Quan điểm này được khẳng định lại trong Chỉ thị 40/CT/TW (15/6/2004) của Ban Bí thư: “xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.[19]

6. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục cao đẳng, đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 xác định: “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiến tiến”.[9]

7. Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg (20/01/2006) của Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Đến năm 2010 khẳng định: “Xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ QLGD các cấp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt các tiêu chuẩn chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”.[9]

Như vậy, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ CBVC, GV để phát triển sự nghiệp giáo dục, vấn đề là mỗi nhà trường cần có chính sách, chế độ cụ thể để giữ được sự phát triển đội ngũ này.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức tại trường Cao đẳng Nghề tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)