Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2004

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU (Trang 54)

hồi đất trên địa bàn thành phố Lai Châu giai đoạn 2004 - 2013

Tại Lai Châu, do đang trong quá trình xây dựng và phát triển nên các dự

án đầu tư có sử dụng đất tại thời điểm này đang gia tăng cả về số lượng và quy mô diện tích. Trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh Lai Châu và các ngành chức năng vừa làm, vừa nghiên cứu để hoàn thiện chính sách trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất, đảm bảo tuân thủ các chính sách của Nhà nước và hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương. Trong thời gian qua, công tác bồi thường đã được các ngành, các cấp thực hiện một cách tích cực, tuy còn nhiều vướng mắc, song phần nào cũng giải quyết được vấn đề bàn giao mặt bằng cho các dự án.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một công việc phức tạp, khó khăn do nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, ít có khuôn mẫu để áp dụng hàng loạt, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa người được bồi thường và người phải bồi thường về mức bồi thường. Mặt khác, quá trình triển khai còn phụ thuộc vào nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng sử dụng đất; chính sách về công tác bồi thường có thay đổi từ Trung ương đến địa phương, ngay trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũng có sự thay đổi.

Công tác bồi thường GPMB của thành phố Lai Châu trong thời gian gần

đây có thể chia ra làm hai giai đoạn:

- Từ năm 2004 (năm chia tách, tái lập tỉnh Lai Châu) đến năm 2010: Trước khi UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Quy định cụ thể một số chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ thì việc kiểm kê, lập phương án bồi thường do Hội

đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh thực hiện; Các dự án còn lại trên

địa bàn hành chính huyện, thành phố nào thì do Tổ chức làm công tác bồi thường GPMB của huyện, thành phố đó thực hiện. Như vậy, mỗi dự án có một tổ chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

thực hiện khác nhau, không phân biệt rõ giữa nhiệm vụ kiểm kê, lập phương án bồi thường và công tác GPMB. Từ năm 2004 đến năm 2010 (7 năm) các tổ chức làm nhiệm vụ kiểm kê, lập phương án bồi thường cho 216 dự án trên toàn thành phố với tổng diện tích 203,05 ha. Tuy nhiên, các tổ chức thực hiện việc kiểm kê, lập phương án bồi thường phần lớn không phải là tổ chức chuyên trách, việc áp dụng, vận dụng các cơ chế chính sách, đơn giá thiếu sự thống nhất, tạo ra nhiều thắc mắc của người được bồi thường làm cho việc GPMB để giao đất cho các dự

án gặp nhiều khó khăn.

- Sau khi UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 16/2010/QĐ- UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Quy định cụ thể một số

chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ thì việc kiểm kê, lập phương án bồi thường và Hội

đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđược phân định rõ ràng: Việc tổ chức kiểm kê, lập phương án bồi thường với các dự án thu hồi đất liên quan từ hai huyện, thành phố trở lên, UBND tỉnh giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh thực hiện; các dự án thu hồi đất chỉ liên quan một huyện, thành phố, UBND tỉnh giao cho UBND các huyện, thành phố thực hiện; các dự án có tính

đặc thù do UBND tỉnh quyết định cụ thể. Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 đã thống nhất cơ chế, chính sách chung, đặc biệt quan tâm đối với những người bị thu hồi đất bởi “Chính sách hỗ trợ” và đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với các dự án phải có khu tái định cư trước khi thực hiện dự án. Từ khi có Luật Đất đai năm 2003, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Lai Châu, sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa UBND thành phố Lai Châu với các Sở, Ban, Ngành, chính quyền địa phương và chủ đầu tư trên địa bàn đã thực hiện kiểm kê, lập phương án bồi thường cho 247 dự án, với tổng diện tích 228,74 ha (Trung tâm Phát triển quỹđất thành phố Lai Châu, 2013).

Thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB đã góp phần tích cực trong việc xây dựng thành phố Lai Châu, đô thị mới theo phong cách hiện đại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại 3 dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu Nhà nước thu hồi đất tại 3 dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)