Lai Châu
3.1.3.1. Những kết quảđạt được, lợi thế và cơ hội phát triển
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp - dịch vụ
phát triển nhanh, tăng trưởng kinh tếổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người tương đối, tỷ lệ hộ nghèo thấp.
- Kết cấu hạ tầng đô thị mới được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, công tác quản lý đất đai, đô thị từng bước đi vào nề nếp; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể, một số sản phẩm và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục và phát triển; sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo, đã hình thành vùng sản xuất tập trung rau, màu, thực phẩm và một số mô hình kinh tế trạng trại; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cơ bản đảm bảo đúng tiến độ và chếđộ chính sách; thu ngân sách đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
- Văn hóa - xã hội có bước phát triển, gắn giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trường, lớp học được nâng lên; hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến, nếp sống văn minh đô thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
gìn và phát huy.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, chất lượng dân số được nâng lên; công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả, việc chăm sóc các gia đình chính sách, các đối tượng có đời sống khó khăn được thực hiện thường xuyên, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được
đẩy mạnh; chính trị xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, khối đại
đoàn kết các dân tộc được giữ vững.
- Là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh lại có mật độ dân số cao là
điều kiện tốt để khai thác các nguồn lực, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ.
3.1.3.2. Những hạn chế, khó khăn và thách thức
- Thành phố Lai Châu mới được thành lập nên xuất phát điểm về cơ sở hạ
tầng, kinh tế - xã hội thấp, quy mô dân số khi nâng cấp thành phố thuộc đô thị
loại III còn thiếu, nguồn nhân lực hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp như tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, độ
che phủ rừng, hệ số sử dụng đất còn thấp, việc đưa các mô hình vào sản xuất mới dừng lại ở mô hình điểm, nhân ra diện rộng còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất nông nghiệp chưa được khai thác sử dụng hiệu quả.
- Hoạt động thương mại, dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao; hàng hóa phần lớn là nhập từ ngoài vào; hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản thực phẩm mang lại giá trị không cao.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị của thành phố Lai Châu chủ
yếu là do ngân sách trung ương cấp nên thiếu tính chủ động, một số công trình, dự án vì thế nên không được thực hiện theo kế hoạch.
- Trình độ dân trí thấp, hạn chế về nguồn lực vốn và nhân công lao động chất lượng cao đang là những cản trở nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ, phân tán; công nghiệp chủ yếu là chế biến, lĩnh vực sản xuất hàng hóa phát triển chậm, khả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Lai Châu