Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU (Trang 45 - 47)

3.1.2.1. Về kinh tế

Thành phố Lai Châu là đơn vị hành chính kinh tế lớn và quan trọng của tỉnh Lai Châu, trong những năm qua kinh tế của thành phố duy trì được mức độ

tăng trưởng cao, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển tương đối toàn diện và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GDP) bình quân giai đoạn 2010 - 2013 đạt 22,5%, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng bình quân 33,1%/năm; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 2,98 lần so với năm 2005; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 32%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 triệu đồng/người/năm, đến năm 2013

đạt 23 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế bước đầu đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp 6%; công nghiệp - xây dựng 42%; thương mại, dịch vụ 52% (Ủy ban nhân dân thành phố Lai Châu, 2013).

Nhìn chung, trong những năm qua các ngành kinh tế của thành phố Lai Châu đã có sự tăng cao, trong đó đặc biệt là công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp. Tiềm năng, lợi thế của địa phương được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao và mang tính bền vững.

3.1.2.2. Văn hóa - xã hội

Thành phố Lai Châu hiện có 7 xã, phường với 17 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chiếm đa số là: Kinh, Thái, H'Mông, Giáy, còn lại các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất ít, mỗi dân tộc có những nét văn hóa và đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc như: Những làn điệu dân ca Thái, dân ca H'Mông đậm chất nhân văn, ... các phong tục tập quán trong sản xuất sinh hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

và trong tín ngưỡng cùng với các món ăn đặc sản mang đậm nét vùng Tây Bắc. Dân số thành phố Lai Châu hiện có 32.404 người, mật độ dân số khoảng 458 người/km2. Trong đó: nam 53%, nữ 47%; thành thị 74,98%, nông thôn 25,02%. Số người trong độ tuổi lao động là 15.106 người (nông thôn 3.254 người, thành thị 11.852 người), số người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề là 9.507 người đạt 62,94% (Ủy ban nhân dân thành phố Lai Châu, 2013).

3.1.2.3. Y tế

Trên địa bàn thành phố Lai Châu có Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao phổi, Bệnh viện y học cổ truyền, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và 7 trạm y tế xã, phường với tổng số giường bệnh các tuyến là 532 giường, đảm bảo tốt cho việc khám chữa bệnh. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, thực hiện có hiệu quả, giảm tỷ lệ sinh từ 31,57%o (năm 2005) xuống còn 30,38%o (năm 2013), bình quân giai đoạn 2010 - 2013 giảm 0,06%o, song không

đạt mục tiêu đề ra (1,02%o). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 24,35%o năm 2005 xuống 21,1%o năm 2013 (Ủy ban nhân dân thành phố Lai Châu, 2013).

3.1.2.4. Văn hoá, thể thao

Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được

đẩy mạnh, tăng cường đưa văn hóa thông tin về cơ sở, đời sống tinh thần, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên; tổng số các công trình thể dục thể thao trên địa bàn là 87 công trình, đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi thể dục thể

thao của người dân.

3.1.2.5. Năng lượng, bưu chính, viễn thông

Mạng lưới điện của thành phố Lai Châu được xây dựng tương đối quy mô và hiện đại, đến nay đã có 100% số xã, phường, 100% số thôn, bản, khu phố có

điện, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh, mật độ phủ sóng của dịch vụ viễn thông trên địa bàn đạt 100%. Dịch vụ truyền hình được cung cấp miễn phí từ Đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình Lai Châu, hệ thống mạng lưới di động được đầu tư với các nhà mạng lớn như: Viettell, Mobiphone, Vinaphone... kết hợp với các thuê bao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

cốđịnh đảm bảo thông tin liên lạc 24/24h. Mạng lưới Internet được phát triển tới các hộ dân, các cơ quan hành chính, trường học, khách sạn.

3.1.2.6. Quốc phòng, an ninh

Quốc phòng, an ninh được quan tâm chú trọng trên phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, kinh tế đối ngoại; tình hình an ninh trên địa bàn được giữ vững, ổn định. Công tác xây dựng lực lượng được tăng cường, làm tốt công tác quản lý đăng ký độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, dân quân dự bị, tạo nguồn dự bị động viên theo quy định.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ và tái ĐỊNH cư KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU (Trang 45 - 47)