3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế văn hóa - xã hội của tỉnh Lai Châu, có tổng diện tích tự nhiên 7.077,44 ha; toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20020' đến 20027' vĩ độ Bắc và từ 103020' đến 103032' kinh
độĐông, có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường; - Phía Đông giáp huyện Tam Đường;
- Phía Nam giáp huyện Tam Đường; - Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Về tổ chức đơn vị hành chính thành phố Lai Châu được phân thành 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường là: Quyết Thắng, Quyết Tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong và 02 xã là Nậm Loỏng và San Thàng. Với lợi thế là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh nên thành phố Lai Châu có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng đô thị; là đầu mối giao thông đi và đến trong tỉnh cũng như ra các tỉnh lân cận. Vì vậy, thành phố Lai Châu có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình, địa chất
Thành phố Lai Châu nằm trong một thung lũng được tạo thành bởi hai dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cáp có địa hình chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
địa hình tương đối bằng phẳng có cấu trúc chủ yếu là đồi, núi đất, độ dốc trung bình từ 5 - 10%, hướng dốc của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình có độ dốc nghiêng thoải từ (3o - 8o) phân bố thành dải ở các xã, phường; địa hình có độ dốc nghiên từ (8o - 15o) phân bố chủ yếu ở rìa khu vực xã San Thàng.
- Địa hình rất dốc >25o phân bố chủ yếu ở khu vực núi Sùng Phài và dãy núi Ma Quai xã Nậm Loỏng, giáp huyện Sin Hồ.
Địa chất khu vực thành phố Lai Châu có dạng địa chất castơ (tạo nên các hang động và sông suối ngầm), thường xảy ra sụt lún nên không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cao tầng.
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao vùng Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ
và độẩm cao; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa). Nhiệt
độ không khí trung bình năm là 19,200C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là -0,40C (vào tháng 1) và trung bình cao nhất là 33,700C (vào tháng 7). Các tháng có nhiệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 độ trung bình nhỏ hơn 200C phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3. Các tháng có nhiệt
độ trên 200C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9 và chỉ xảy ra ở các vùng có độ cao dưới 500m. Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.1210C. Do có cao độ biến động lớn nên chếđộ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm.