Từ khi được thành lập đến nay, cùng với các địa phương trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố Lai Châu đã thực hiện tốt các chủ trương lớn của Nhà nước về công tác quản lý đất đai, từng bước đi vào nề nếp, hạn chếđược những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất. Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Lai Châu tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ và kế hoạch của ngành cũng như của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất, phù hợp với điều kiện thực tế trên
địa bàn thành phố Lai Châu, kết quảđược thể hiện ở các mặt sau:
3.2.1.1. Công tác đo đạc lập bản đồđịa chính
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, năm 2008 thành phố Lai Châu đã
được đầu tư cho việc đo đạc, lập bản đồ địa chính bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ 80%, địa phương 20% từ nguồn Ngân sách nhà nước. Đến nay, có 7/7 xã, phường của thành phố Lai Châu đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy. Việc điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồđịa chính được thực hiện thống nhất trong cả nước theo quy định của pháp Luật Đất đai.
3.2.1.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế
hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lai Châu đã từng bước được triển khai, hàng năm thành phố đều lập kế hoạch sử dụng đất và triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch. Hiện nay, thành phố Lai Châu đã hoàn thành công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn 7 xã, phường và quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất thành phố đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt năm 2013.
Đây là điều kiện để thành phố Lai Châu triển khai việc thu hồi đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương cũng như sự nhất quán, đồng bộ trong quản lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 đất đai phù hợp với kỳ quy hoạch chung của tỉnh.
3.2.1.3. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện
Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều văn bản để chỉđạo, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện việc quản lý và sử dụng đất, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất
đai đi vào cuộc sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn
đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế
tại địa phương.
3.2.1.4. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất của thành phố Lai Châu cơ bản được triển khai theo đúng quy định và theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Đến nay, thành phố Lai Châu đã hoàn thành việc giao đất nông, lâm nghiệp cho các hộ gia
đình, cá nhân theo Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993, Nghị định số
163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ. Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức được thực hiện thường xuyên, đúng trình tự pháp luật.
Công tác thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên, song vấn đề thu hồi
đất của các cá nhân để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng
điểm vẫn còn chậm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giá bồi thường tài sản và công trình xây dựng trên đất còn thấp, người dân không chịu nhận giá trị bồi thường, dẫn đến thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài.
3.2.1.5. Công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận
Công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận ngày càng được quan tâm, góp phần đưa công tác quản lý đất đai của thành phố Lai Châu từng bước đi vào nề nếp. Năm 2013, thành phố Lai Châu đã tiến hành cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
các loại đất cần cấp, vượt chỉ tiêu kế hoạch được tỉnh giao năm 2013 (Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lai Châu, 2013).
3.2.1.6. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong quản lý sử dụng đất
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Lai Châu, mới được thành lập theo Nghị định số 176/2004/NĐ- CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ, đang trong quá trình xây dựng các công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội và nhất là khi giá trịđất đai tăng cao thì số lượng các vụ việc tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai có chiều hướng gia tăng, trong đó chủ yếu là tranh chấp, lấn chiếm đất đai trong nội bộ
nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Năm 2013, thành phố Lai Châu đã tiếp nhận 26 đơn thư của công dân, gồm 07 đơn đề nghị xem xét chế độ cấp đất tái định cư, 01 đơn đề nghị xem xét chếđộ cấp đất cho cán bộ công chức, 03 đơn đề nghị xem xét việc quy chủ, chia tách đất để thu hồi giải phóng mặt bằng, 03 đơn thưđề nghị giải quyết việc gây ô nhiễm môi trường, 02 đơn đề nghị xem xét việc cấp giấy chứng nhận, 10 đơn đề
nghị giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất. UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường căn cứ nội dung cụ thể của từng đơn thư để
phối hợp cùng UBND các xã, phường, các phòng ban có liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh giải quyết và chuyển các đơn thư không thuộc thẩm quyền
đến cơ quan chức năng xem xét giải quyết. Hiện tại, đã giải quyết xong 22 đơn thư và có biên bản giải quyết, văn bản trả lời, phiếu chuyển đơn lưu hồ sơ giải quyết đơn thư; còn tồn 4 đơn thư đang tiếp tục giải quyết (Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Lai Châu, 2013).