của một số tổ chức trên thế giới
1.2.4.1. Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới là tổ chức đầu tiên đưa ra chính sách TĐC không tự
nguyện và được từng bước, nghiên cứu phát triển (chu kỳ 4 năm). Năm 1980 WB
đưa ra Chính sách chung cho TĐC không tự nguyện trong Bản hướng dẫn hoạt
động về những vấn đề xã hội trong TĐC không tự nguyện trong các dự án do WB đầu tư. Năm 2004, Ngân hàng thế giới đưa ra bản hướng dẫn hoạt động về
TĐC không tự nguyện.
Chính sách TĐC không tự nguyện của WB dựa trên nguyên tắc lựa chọn phương án TĐC ít nhất và có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, đại diện của những người thiệt hại vào thiết kế, khai thác, theo rõi giám sát quá trình công việc TĐC.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
Tiếp theo chính sách TĐC không tự nguyện được các ngân hàng khu vực
đưa ra như: Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter Americal Development Bank – IADB) (1993), Ngân hàng phát triển Châu Á- ADB (1995), Sổ tay TĐC (1998); Ngân hàng phát triển Châu Phi- AfDB (1995) (World Bank, 2009).
1.2.4.2. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Theo ngân hàng phát triển Châu Á thì việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành thực hiện dự án, trong khi ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa giải toả mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong thì thi công trước khi tránh lấn chiếm đất đai), do vậy, nhiều gia đình còn chưa kịp thời sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi giải toả.
1.2.4.3. Chính sách đền bù khi thu hồi đất của các tổ chức quốc tế khác
Năm 1990, một số tổ chức quốc tế như: Trung tâm Liên hiệp quốc vềđịnh cư (United Nation Centre of Human Settlement/Habitats; Ủy ban Liên hiệp quốc về
quyền con người (United Nation Commission of Human Right-UNCHR); Tổ chức Nông Lương thế giới (Food and Agriculture Organization - FAO), đã tập trung nghiên cứu vấn đề thu hồi đất - chỗở bắt buộc.
Năm 1997, UNCHR đưa ra hướng dẫn thực tiễn thu hồi đất - chỗ ở bắt buộc. Các tổ chức này đã đưa ra nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan
đến dự án, chi hối từ pháp luật, chính sách, quy hoạch, thu nhập, thuếở tầm quốc gia đối với việc triển khai trên thực tế có liên quan đến chính quyền địa phương, nhà đầu tư, cộng đồng dân cư bịảnh hưởng và người dân bị thiệt hại với những vấn đề chủ yếu như: Tổ chức tốt việc TĐC cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và người dân bị thiệt hại gắn với môi trường sống, việc làm, sinh hoạt của cộng
đồng liên quan đến tập quán, văn hóa, tâm linh; Bảo đảm quyền hưởng lợi của
địa phương, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và người dân bị thiệt hại từ thuế, phí, giá ưu đãi mua sản phẩm của dự án; Sự gắn kết lâu dài giữa dự án và cộng
đồng dân cưđịa phương nhằm đảm bảo tự chủ, bình đẳng giữa 2 bên với sự gắn kết quyền lợi lâu dài. Nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan đến dự án
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 đã được áp dụng trong nhiều dự án đã triển khai ở các nước trên thế giới, đặc biệt các dự án thủy điện (World Bank, 2009).
1.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việt Nam
1.3.1.Thời kỳ trước khi có Luật Đất đai 1988
Ở nước ta, sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lần đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành Hiến pháp vào năm 1946. Đến năm 1953, Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và Luật Cải cách ruộng
đất được ban hành. Một trong những mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách là: Thủ
tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã vận
động nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc doanh, các trạm trại nông nghiệp - hình thức sở hữu tập thể (Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1953).
Ngày 14/4/1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151/TTg quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cưở Việt Nam, sau đó Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên bộ số 1424/TTLB ngày 06/7/1959 về việc thi hành Nghịđịnh số 151/TTg của Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về
trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ cần thiết cho công trình xây dựng kiến thiết cơ bản, đồng thời chiếu cốđúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Đất thuộc sở hữu tư nhân hoặc tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở hữu của Nhà nước. Theo Nghịđịnh này, việc bồi thường thiệt hại do lấy
đất gây nên phải bồi thường hai khoản: (1) Vềđất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu; (2) Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển. Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960.