Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa (Trang 97)

Với sự phát triển không ngừng của Đất nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, để thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, Sở có bản đồ quy hoạch riêng cho từng huyện, ưu tiên phát triển những vùng khó khăn trong tưới tiêu cho nông nghiệp. Theo đúng định hướng phát triển trên tạo điều kiện cho Ban quản lý thi công xây dựng các công trình dễdàng hơn.

b. Nội dung của giải pháp

Ban cần bám sát theo phương hướng phát triển dự án thủy lợi của Sở NN & PTNT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2013-2017. Đặc biệt chú trọng quản lý tốt các công trình có diện tích tưới, tiêu lớn trong các mùa vụ như dự án cải tạo nâng cấp hệ thống kênh tiêu 5 xã và mở rộng cống Bái Trung, Hậu Lộc; Tiểu dự án: Kiên cố kênh Nam đoạn từ K32+823-K36+690 và kênh N5/8 đoạn từ K1+500-K6+826 huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá; Tiểu dự án: Cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm Sa Loan, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá…

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Ban sử dụng cũng như quản lý các công trình theo đúng quy hoạch

d. Hiệu quả của giải pháp

Thực hiện đúng quy hoạch đầu tư của Sở giúp Ban quản lý tốt các khu vực trọng điểm trong tỉnh, phân bổ lực lượng quản lý đồng đều chồng chéo, sử dụng tốt nguồn nhân lực.

3.4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý đồng bộ thống nhất trong việc lập, tổ chức thực hiện và điều hành dự án

a. Cơ sở đưa ra giải pháp

Vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý là một yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển. Để quản lý có hiệu quả thì vấn đề chuyên môn hoá bộ máy quản lý là cần thiết, tránh những chồng chéo về nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý.

b. Nội dung của giải pháp

- Yêu cầu cán bộ làm các công tác thiết kế, dự toán, giám sát thi công đều có chứng chỉ hành nghề phù hợp chuyên môn mới được tham gia vào công tác quản lý các công trình xây dựng.

- Khiển trách, phê bình hoặc xử phạt hành chính với những cán bộ không làm tốt công tác được giao. Ví dụ giám sát thi công mà để nhà thầu thi công sai thiết kế, ăn bớt vật liệu không đảm bảo chất lượng công trình.

- Khen thưởng bằng giấy khen và tiền mặt cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra trong quá trình quản lý.

- Phân công rõ trách nhiệm của từng phòng, đặc biệt là Phòng Quản lý dự án như bộ phận kiểm tra khối lượng – dự toán, bộ phận chuyên giám sát thi công, bộ phận kiểm tra thiết kế…..

- Đầu tháng 7 và cuối tháng 12 cần họp lại để công khai minh bạch về nguồn tài chính, kế hoạch tuyển chọn cán bộ viên chức, quy định cụ thể về mức phạt, mức thưởng và các chếđộkhác cho người lao động.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Đủ nhân lực để thực hiện việc lập, tổ chức thực hiện và điều hành dự án. - Sự phối hợp nhịp nhàng giữa lãnh đạo và các cán bộchuyên trách, cũng như sự phối hợp của các đơn vị thực hiện dự án.

d. Hiệu quả của giải pháp

Nếu giải pháp này được thực hiện thì các cán bộ làm quản lý có một quy trình cụ thểđể làm việc, không gây lúng túng trong quản lý.

3.4.2.4.Cần có tầm nhìn, chiến lược đúng để có thể huy động được nhiều nguồn vốn ODA thủy lợi, đồng thời cần tăng cường công tác lập kế hoạch hoạt động/ngân sách hàng năm góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo

a. Cơ sở đưa ra giải pháp

Nguồn vốn ODA thủy lợi có thể vẫn tăng, nhưng tỷ lệ vốn kém ưu đãi dần dần thay thế vay ưu đãi, hiện đang xuất hiện nguồn vốn ODA mới của Quỹđầu tư biến đổi khí hậu (CIF) thông qua Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Châu Á với lãi suất chỉ cao hơn lãi suất ưu đãi 0,1%/năm. Ngành thủy lợi có thể vẫn được các nhà tài trợcó được những chính sách ưu tiên. Mặc dầu vậy, ngành thủy lợi không nên ỷ vào thếưu tiên mà phải tiếp tục huy động nguồn vốn ODA với lãi suất ưu đãi, đón đầu huy động vốn ODA từ CIF hoặc từ vốn lãi suất kém ưu đãi hơn.

b. Nội dung của giải pháp

BQL dự án phải xây dựng kế hoạch hàng năm sớm dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực tế của người hưởng lợi để thiết kế các hoạt động cho phù hợp, đảm bảo kế hoạch được xây dựng từ dưới lên, xuất phát từ chính cộng đồng, người dân. Kế hoạch được xây dựng cũng cần phải có tính linh hoạt, trên cơ sở trao quyền chủ động cho BQL dự án tỉnh, để Ban QLDA có thể linh động trong việc điều chỉnh hoạt động, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thực tế phát sinh.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Khi hết năm tài chính, các phòng ban cần gấp rút quyết toán các hoạt động và làm báo cáo của năm cũ, đồng thời tập trung nhân lực vào việc xây dựng kế hoạch năm.

d. Hiệu quả của giải pháp

Giải pháp này được thực hiện giúp cho ngân sách hàng năm được phân bố đều tránh tình trạng ngân sách hàng năm tại một số dựán không được sử dụng hết, một số dự án khác lại thiếu ngân sách.

Kết luận chương 3

Từ phân tích những tồn tại và bất cập trong khâu Quản lý dự án Thủy lợi bằng nguồn vốn ODA ở Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa ở chương II, chương III đã nêu ra định hướng phát triển đầu tư các dự án thủy lợi bằng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2013 – 2020; những thuận lợi, khó khăn và thách thức khi sử dụng nguồn vốn ODA của Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa trong giai đoạn 2013 – 2020, từđó đưa ra được các nguyên tắc và yêu cầu các giải pháp để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa trong thời gian tới.

Với 6 giải pháp cơ bản và 4 giải pháp hỗ trợ mà tác giảđề xuất nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư Xây dựng Thủy lợi tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi sử dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

KT LUN VÀ KIN NGH 1. Những kết quảđạt được của luận văn

Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về dự án và quản lý dựán đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA. Những kinh nghiệm đạt được trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa trong thời gian qua.

Khái quát được tình hình thực hiện các dự án ODA thủy lợi do Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa quản lý, đồng thời nêu ra những bất cập, hạn chế trong các khâu từhuy động vốn đến thực hiện dự án. Từ đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quảđầu tư từ nguồn vốn này.

Nguồn vốn ODA đầu tư cho thủy lợi trong những năm qua không hề nhỏ, chiếm khoảng 40% trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nó đã song hành và đóng góp không nhỏ vào cuộc phát triển kinh tế: Xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, giảm nhẹ thiên tai, nước sạch nông thôn, xóa đói giảm nghèo, hoàn thiện thể chế, phát huy nội lực trong nước.

Bên cạnh những thành công, quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành thủy lợi còn một số hạn chế cơ bản như định hướng về tổng thể thu hút và quản lý vốn ODA cho ngành thủy lợi chưa hoàn chỉnh; hệ thống văn bản pháp quy chưa đồng bộ; trình độ và kinh nghiệm quản lý của các cán bộ dựán chưa cao; công tác quản lý, đánh giá, giám sát dựán còn chưa chặt chẽ…

Các tồn tại trong công tác quản lý dự án thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa đã được tác giả đề xuất các giải pháp để khắc phục.

Các giải pháp tác giảđề xuất là tài liệu tham khảo cho Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa nhằm tăng cường công tác quản lý đểnâng cao hơn nữa hiệu quảđầu tư các dự án thủy lợi sử dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Kiến nghị

Theo dự báo nguồn vốn ODA đầu tư cho thủy lợi sẽ vẫn được duy trì, thậm chí có khảnăng khối lượng còn có thểtăng lên so với thời kỳ vừa qua. Tuy nhiên, vềcơ cấu và chính sách viện trợ cũng có những thay đổi nhất định. Trong đó khối lượng vốn vay ODA cho ngành thủy lợi kém ưu đãi có khảnăng sẽtăng lên.

Để nâng cao hiệu quả trong quản lý nguồn vốn ODA cho đầu tư thủy lợi, Ban cần hiểu đúng, có tầm nhìn đúng và làm đúng thông qua các giải pháp, trong đó giải pháp tiếp tục huy động, quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA cho ngành thủy lợi lãi suất ưu đãi và đón đầu việc huy động vốn ODA lãi suất kém ưu đãi là giải pháp tiên quyết, góp phần thu hút nhiều nguồn vốn hơn, phục vụ phát triển thủy lợi cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thanh Hóa trong tương lai.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

2. Bộ tài chính (2009), Thông tư 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính Quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

3. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình.

4. Chính phủ (2006), Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

5. Chính phủ (2008), Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình.

6. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

9. Quốc hội khóa 10 (1998), Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10.

10.Quốc hội khóa 11 (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11.

11.Quốc hôi khóa 11 (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH 11.

13.Quốc hôi khóa 12 (2009), Luật số 38/2009/QH 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư XDCB.

14.Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 ban hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của nhóm 5 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới.

Tiếng Anh

15.Asian Development Bank (2010), ADB Procurement Guidelines, ver. 4/2010. 16.Asian Development Bank (2009), Handbook of Imlementation Processing in

ADB Financed Projects.

17.Asian Development Bank (1994, 1995, 2003, 2006), Fesibility study of Projects:

Flood Protection end Irrgation Rehabilitation Project, Red River Basin Water Resources Sector Project, Food Disaster Rehabilitation Project, Second Red River Basin Water Resources Sector Project, Central Region Water Resources Project, Phuoc Hoa Project.

18.Central Project Office (2009), Report of 15 years on the move of CPO.

19.World Bank (1995, 1999, 2001, 2003), Fesibility study of projects: Irrgation

Rehabilitation Project, Mekong Delta Water Resources Project, Water Resources Assistance Project, Natural Dissaster Risk Management Project.

20.World Bank (2010), Procurement in World Bank Financed Projects. 21.World Bank (2010), The World Bank Annual Report 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa (Trang 97)