Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa (Trang 80)

- Bám sát định hướng quy hoạch thủy lợi của Sở và phát triển kinh tế của địa phương để làm cơ sở nghiên cứu tham mưu về chủ trương đầu tư và thẩm định dự án đầu tư và phê duyệt dự án.

- Nắm chắc quy phạm, quy chuẩn về thiết kế, cũng như các phương pháp tính dự toán để kiểm tra các bản vẽ, tìm ra điểm chưa hợp lý trong thiết kế vì hiện nay cán bộ ở Ban chủ yếu là kiểm tra tính toán thông thường mà chưa đủ kinh nghiệm để phát hiện ra những điểm chưa hợp lý, cho đến lúc thi công mới điều chỉnh bổ sung.

- Dự án có địa hình, địa chất phức tạp cần yêu cầu kỹ thuật cao như các công trình ở huyện miền núi, các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Quan Hóa, Bá Thước… Ban cần lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua hình thức họp thẩm định hay xin ý kiến thẩm định.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Chọn những cán bộ có thái độ tốt, trách nhiệm trong công việc, có tinh thần học hỏi để cửđi tham gia những lớp huấn luyện nghiệp vụ.

Có tủ lưu trữ hồ sơ những công trình đã thẩm tra, thẩm định xong, ghi chép lại những điều cần lưu tâm, sửa chữa điều chỉnh trong mỗi công trình để làm tài liệu. Khi có công trình tìm lại không mất thời gian.

Với những công trình phức tạp, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật nên tổ chức cho cán bộ đi thực địa.

Ví dụ: Tại tiểu dự án hệ thống tiêu úng Cầu Khải huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, đoạn từ K0÷K1+534 của kênh CK1 theo thiết kế thi công bằng tàu hút bùn, nhưng khi tiến hành thi công nhận thấy bề rộng kênh hiện trạng nhỏ không thể thi công bằng tàu hút bùn mà phải chuyển sang đào bằng máy. Nếu cử cán bộđi thực địa hiện trường nhận ra vấn đề này sớm thì tiến độ thi công sẽ không bị chậm.

d. Hiệu quả của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này làm cho kết quả thẩm tra, thẩm định chính xác không sai sót hoặc có xảy ra sai sót nhưng khắc phục dễ dàng, tránh việc thẩm định và phê duyệt lại. Giúp cán bộ có thêm kinh nghiệm sau mỗi công trình được phê duyệt.

3.4.1.2. Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế a. Cơ sở đưa ra giải pháp

Một trong những nguyên nhân khiến công trình đảm bảo hay không đảm bảo chất lượng nằm ở khâu lựa chọn tư vấn. Do đó, ngay trong quá trình tuyển chọn tư vấn, tuyển chọn nhà thầu đã phải lựa chọn được nhà thầu tốt, tư vấn có đủnăng lực. Nếu công tác này được nâng cao và chọn được đơn vịtư vấn phù hợp với công trình thì thời gian quản lý dựán được rút ngắn lại.

b. Nội dung của giải pháp

- Khi công trình được phê duyệt để đầu tư, với những công trình yêu cầu về kỹ thuật cao như Tiểu dự án: Cải tạo, nâng cấp trạm bơm Sa Loan, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Ban không thể tựđáp ứng yêu cầu đó, vì vậy cần một đơn vịtư vấn khác thì Ban cần đăng tải thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đểcác đơn vịtư vấn thiết kế biết nộp hồsơ.

- Ban thành lập một tổ công tác có chuyên môn cao chuyên kiểm tra chấm điểm, lựa chọn đơn vị thiết kếđủnăng lực.

- Sau khi Ban nhận đủ hồ sơ của các đơn vị tư vấn thiết kế gửi đến, cần làm nhanh công tác phân loại bộ hồsơ đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Với những hồ sơ đạt yêu cầu cần xem xét các phương án mà đơn vị tư vấn thiết kếđưa ra có phù hợp với yêu cầu công trình hay không, chọn đơn vị thiết kế có giải pháp kỹ thuật tối ưu.

- Để lựa chọn phương án thiết kế có giải pháp kỹ thuật tối ưu ta sử dụng phương pháp pattern.

Ví dụ: Dự án kiên cố kênh Nam và kênh N5/8 thuộc huyện Nông Cống có 2 phương án thiết kếđược đưa ra có các chỉtiêu so sánh như bảng 3.1:

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu so sánh 2 phương án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh Nam và kênh N5/8 huyện Nông Cống, Thanh Hóa

Tên chỉ tiêu Đơn vịđo Các phương án

1 2

1. Chỉ số chi phí xây dựng (V) Tỷđồng 1,65 1,87

2. Diện tích chiếm đất (W) ha 80,9 76,3

3. Chiều dài kênh (K) km 11,6 13,3

Bước 1. Lựa chọn chỉ tiêu so sánh: Như bảng 3.1

Bước 2. Xác định hướng của các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng

Các chỉ tiêu nêu trên đều càng nhỏ càng tốt. Hàm mục tiêu ta chọn là hàm cực tiểu, vì vậy các chỉ tiêu đã chọn đều đồng hướng, không phải đổi thành số nghịch đảo.

Bước 3. Làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu

Trị sốđã vô thứ nguyên hóa Pij của chỉ tiêu i trong phương án j (có giá trị chưa vô thứ nguyên hóa là Cij) là:

Áp dụng công thức: 𝑃𝑖𝑗 = 𝐶𝑖𝑗

∑𝑛𝑗=1𝐶𝑖𝑗.100 n là số phương án

Kết quảnhư trong bảng 3.3

Bước 4. Xác định tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu

Theo phương pháp ma trận vuông Warkentin ta có kết quả cho điểm của một chuyên gia tiêu biểu về trọng số của các chỉtiêu đem ra so sánh như bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả cho điểm của một chuyên gia tiêu biểu V k = 1 W k = 2 K k = 3 ∑Htk Wt V (t = 1) 2 3 4 9 0,50 W(t = 2) 1 2 3 6 0,33 K(t = 3) 0 1 2 3 0,17 ∑∑Htk= 18 ∑Wt = 1

Bước 5. Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của các phương án

Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo Vj của phương án j được xác định theo công thức sau:

Vj = ∑ Sij = ∑ Pij.Wi Kết quả tính toán thể hiện trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Kết quả tính toán so sánh 2 phương án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh Nam và kênh N5/8 huyện Nông Cống, Thanh Hóa

Chỉ tiêu

Trọng số W

Phương án 1 Phương án 2

Ci1 Pi1 Si1 Ci2 Pi2 Si2

V 0,50 1,65 46,88 23,44 1,87 53,13 26,56

W 0,33 80,9 51,46 16.98 76,3 48,54 16,02

K 0,17 11,6 46,59 7,92 13,3 53,41 9,08

V1 =48,34 V2 = 51,66

Bước 6. So sánh lựa chọn phương án

Do hàm mục tiêu là cực tiểu nên phương án có chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo Vj bé hơn sẽlà phương án tốt hơn.

Ta thấy: V1= 48,34 < V2= 51,66 nên phương án tốt hơn là phương án 1. Vì vậy, phương án sẽđược chọn là phương án 1.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cán bộ thực hiện công tác này nắm chắc các quy trình trong quá trình lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế. Có năng lực để tuyển chọn những hồ sơ hợp lệ và kiểm tra cách chấm điểm về yêu cầu kỹ thuật của công trình.

- Đơn vị tư vấn được chọn phối hợp tốt với Ban trong quá trình thi công công trình.

d. Hiệu quả của giải pháp

Giải pháp này được thực hiện tốt sẽ giúp nhà thầu thi công tránh các sai sót về mặt kỹ thuật, không phải sửa chữa nhiều.

Giúp Ban quản lý dễdàng hơn, không mất thời gian để chỉnh sửa, thẩm tra thẩm định lại thiết kế.

3.4.1.3. Nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu thi công a. Cơ sở đưa ra giải pháp

Nhà thầu thi công là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công trình. Do đó, cần chọn nhà thầu thi công có đủ năng lực thực hiện công trình, có khả năng về tài chính tránh những nhà thầu mà tài chính yếu kém, nhận công trình này để lấy tạm ứng bù vào công trình kia – điều này dễ gây chậm tiến độ cho công trình như thiếu nguyên vật liệu, máy móc đáp ứng trong thi công. Do đó, cần nâng cao chất lượng công tác này để tránh những điều đáng tiếc xảy ra về sau.

b. Nội dung của giải pháp

Với hình thức đấu thầu rộng rãi, Ban cần đăng tải rộng rãi để thu hút hồsơ của những nhà thầu có năng lực tốt. Làm đúng quy trình từ lúc mở thầu đến lúc đóng thầu không xảy ra sai sót.

Ban thành lập tổ chấm thầu, tổ đấu thầu với những cán bộ cốt cán, kinh nghiệm tốt trong công tác để xem xét hồsơ, tuyển chọn nhà thầu thi công.

Khi tiến hành tuyển chọn, không cần thiết phải có nhiều người tham gia vào ban tuyển chọn, các chuyên gia sẽ chấm điểm cho các chỉ tiêu bằng phương pháp ma trận vuông Warkentin, từđó lựa chọn nhà thầu theo các chỉ tiêu có điểm cao hơn.

- Các chỉtiêu được đưa vào để so sánh là:

Chỉ tiêu thứ 1 (KN): Là kinh nghiệm của nhà thầu thi công cả trong hoạt động chung, cả ở lĩnh vực cụ thể đang được xem xét, số năm hoạt động xây dựng, các công trình có tính chất và quy mô tương tựđã thực hiện.

Chỉ tiêu thứ 2(NL): Là năng lực của nhà thầu thi công. Phải xem xét xem các vấn đề tài chính, nguồn nhân lực, các máy móc, thiết bị có chứng tỏ được rằng họ có đủ năng lực để thực hiện gói thầu hay không? Các chỉ huy trưởng công trường, cán bộ kỹ thuật đã thực hiện công trình tương tự nào? Số năm kinh nghiệm? bằng cấp của họ? Đội ngũ công nhân của nhà thầu thi công có đủ không, hay họđang có kế hoạch thuê nhiều công nhân sau khi ký kết hợp đồng? Lực lượng công nhân ra sao so với lượng công việc hiện tại? Trình độ, phẩm chất của các công nhân này? Các máy móc, thiết bị có đầy đủđể thực hiện được công việc? Các loại máy đưa ra phải có kiểm định chất lượng đầy đủ. Phải có báo cáo tài chính của 3 năm gần đây để chứng tỏ nhà thầu vẫn kinh doanh có lãi, tránh trường hợp một số nhà thầu tham gia gói thầu chỉ nhằm mục đích lấy tiền tạm ứng đểbù vào các công trình đang thực hiện mà hết vốn đầu tư.

Chỉ tiêu thứ 3 (DP): Hiểu biết của nhà thầu thi công vềđiều kiện địa phương nơi xây dựng công trình. Các giải pháp kỹ thuật sẽgiúp đánh giá được nhà thầu thi công hiểu biết được địa bàn nơi thực hiện công trình ra sao. Như hiểu biết vềđịa chất, địa hình, nguồn tài nguyên, môi trường, con người…

Chỉ tiêu thứ 4 (QL): Kỹ năng quản lý. Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức ban chỉ huy công trường sẽ giúp chuyên gia đánh giá được nhà thầu thi công có bộc lộ được năng lực tổ chức và quản lý dựán đểđảm bảo hoàn thành đúng thời hạn với chi phí đã dự tính không?

Chỉ tiêu thứ 5 (HT): Tinh thần hợp tác. Qua các công trình nhà thầu thi công đã thực hiện trước kia, đã có công trình nào nhà thầu thi công hợp tác với chủ đầu tư hay chưa? Nếu có thì xét xem công trình đó thực hiện có đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công hay không? Ưu tiên những nhà thầu đã hợp tác với chủ đầu tư mà quá trình thi công công trình đảm bảo với yêu cầu chủđầu tư đưa ra.

- Ta lập ma trận Warkentin gồm 8 cột và 7 dòng như trong bảng 3.4

- Tiến hành cho điểm bằng cách so sánh từng cặp các chỉ tiêu theo các ô ma trận;

Điểm Htk là điểm nghi tại ô của dòng thứ t, cột thứ k của bảng điểm, là điểm số chỉ tầm quan trọng của chỉ tiêu NRt so sánh với chỉ tiêu NRk (Lưu ý là chỉ số chạy t và k dùng để chỉ thứ tự của dòng và cột).

Giá trị Htk được từng chuyên gia xác định theo quan điểm của mình về tâm quan trọng của các chỉ tiêu dựa trên so sánh cặp đôi và cho điểm như sau:

Nếu NRt kém tầm quan trọng hơn nhiều so với NRk thì cho Htk = 0;

Nếu NRt kém tầm quan trọng hơn không nhiều so với NRk thì cho Htk = 1; Nếu NRt bằng nhau về tầm quan trọng so với NRk thì cho Htk = 2;

Nếu NRt có tầm quan trọng hơn không nhiều so với NRk thì cho Htk = 3; Nếu NRt có tầm quan trọng hơn nhiều so với NRk thì cho Htk = 4;

- Kết quảcho điểm của một chuyên gia khi so sánh các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả cho điểm của chuyên gia khi so sánh 5 chỉ tiêu để lựa chọn nhà thầu thi công

KN k=1 NL k=2 DP k=4 QL k=5 HT k=6 ∑Htk Wt KN(t=1) 2 1 3 3 4 13 0,26 NL(t=2) 3 2 4 3 4 16 0,32 DP(t=4) 1 0 2 1 3 7 0,14 QL(t=5) 1 1 3 2 3 10 0,20 HT(t=6) 0 0 1 1 2 4 0,08 ∑∑Htk=50 ∑Wt=1

Sau khi đã xác định được trọng số của từng chỉ tiêu, chuyên gia sẽ tiếp tục chấm điểm các hồsơ dự thầu:

Ví dụ: Gói thầu xây lắp nhà trạm, cống xả, khu quản lý và sửa chữa cống Cầu Khải cũ, thuộc tiểu dự án hệ thống tiêu úng Cầu Khải huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (G6). Công việc chính là xây lắp các hạng mục nhà trạm và bể xả, cống xả qua đê, khu quản lý và sửa chữa cống Cầu Khải cũ. Khi mở thầu có 2 đơn vị xây lắp

nộp hồ sơ dự thầu gồm: Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa (A), và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Phúc Thành (B).

Chuyên gia sẽ dựa vào hồ sơ dự thầu của các công ty để cho điểm mức độ đáp ứng của các nhà thầu đối với các chỉ tiêu đưa ra so sánh ở trên, với thang điểm 10. Từđó tính được điểm đánh giá tổng hợp của các nhà thầu đối với các chỉ tiêu bằng cách: Lấy mức độ đáp ứng của các nhà thầu đối với các chỉ tiêu nhân với trọng số Warkentin. Kết quả thể hiện ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Bảng điểm đánh giá tổng hợp TT Các chỉ tiêu so sánh Trọng số Wt Nhà thầu A Nhà thầu B Điểm mức độ đáp ứng Điểm đánh giá tổng hợp Điểm mức độ đáp ứng Điểm đánh giá tổng hợp 1 KN 0,26 5 1,30 3 0,78 2 NL 0,32 4 1,28 6 1,92 3 DP 0,14 5 0,70 5 0,70 4 QL 0,20 7 1,40 3 0,60 5 HT 0,08 4 0,32 5 0,40 Tổng 5,00 4,40

Qua bảng 3.5, ta thấy điểm số của nhà thầu A cao hơn điểm số của nhà thầu B. Vì vậy, chuyên gia sẽ lựa chọn nhà thầu A là Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa thực hiện gói thầu G6 này.

Lựa chọn nhà thầu xây lắp, ngoài việc áp dụng Luật Đấu thầu theo quy định Pháp luật, chủđầu tư có thể dựa vào điểm số này làm cơ sở để chấm điểm cho các nhà thầu thi công.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Tổ công tác lựa chọn nhà thầu cần làm việc chuyên nghiệp, giải quyết tốt các khiếu nại, ý kiến tranh cãi của các nhà thầu tham gia.

- Về phía nhà thầu cần phải kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan để nộp hồsơ đúng thời hạn quy định.

d. Hiệu quả của giải pháp

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác rút giảm thời gian đấu thầu. Lựa chọn được nhà thầu thi công đạt mục tiêu của chủ đầu tư. Nhà thầu thi công tốt sẽ thực hiện gói thầu đạt chất lượng và tiến độ theo yêu cầu của chủ đầu tư, Ban sẽ quản lý chất lượng công trình tốt hơn không mất thời gian để xử lý những lỗi do nhà thầu gây ra.

3.4.1.4. Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư a. Cơ sở đưa ra giải pháp

Hiện nay, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư vẫn là một công tác khó, gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong chính sách đền bù của địa phương nơi công trình được xây dựng, nhiều hộ cố chấp hoặc cố tình không hiểu,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa (Trang 80)