Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa (Trang 33)

Đối với các chương trình/dự án ODA để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các Quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước (khoảng 0,15 USD) làm vốn đối ứng. Ngoài ra, cần một lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình/dựán cũng không nhỏ. Bên cạnh đó, khi ký kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, các nước tiếp nhận viện trợ cũng cần tính đến khảnăng trả nợtrong tương lai vì nguồn vốn ODA không phải là của “trời cho”, hiện tại chưa phải trả nợ, nhưng trong tương lai (30 – 40 năm tới), các nước này phải thanh toán các khoản nợ đến hạn của mình, trong đó có cả lãi vay. Những ví dụ thực tiễn về việc mất khả năng trả nợ của các nước Châu Phi đã chỉ rõ về sự cần thiết các nước nhận viện trợ phải có tiềm lực tài chính nhất định.

e. Năng lực và đạo đức cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA

Năng lực và đạo đức của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tốảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn ODA. Các cán bộ này cần phải có năng lực vềđàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ... Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủcác qui định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các qui định, hướng dẫn của nhà tài trợ.

Ngoài những năng lực về chuyên môn kể trên, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có những phẩm chất đạo đức tốt. Thật vậy, hiện nay chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, nhiều người còn có tâm lý bao cấp, coi ODA là thứ cho không, Chính phủ vay, Chính phủ trả nợ. Do vậy, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Thực chất ODA không phải là nguồn vốn dễ kiếm và không phải là cho không. Cả ODA không hoàn lại và ODA vốn vay đều đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính phủ nước tiếp nhận trước dư luận trong nước cũng như dư luận nước tài trợ.

f. Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan

Thật vậy, với sự tham gia rộng khắp của các ngành, các cấp và sự chỉđạo sát sao đối với tất cảcác giai đoạn của dự án sẽ giúp cho dựán đi đúng hướng, đạt được kế

hoạch đề ra và có tính bền vững khi kết thúc. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Việt Nam, với cơ chế quản lý theo chiều dọc và sự tuân thủ các mệnh lệnh hành chính từ cấp trên, thì chỉ khi nào thật sự các cấp, bộ ngành tham gia dự án cùng vào cuộc thì khi đó dự án mới có thể triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và có hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn ODA cũng sẽtăng lên khi có sự tham gia tích cực của các đối tượng thụ hưởng ở các cấp vào quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát. Sự tham gia của các đối tượng thụhưởng vào các chương trình và dự án cũng sẽ giúp đảm bảo chọn lựa được các giải pháp đúng, các nguồn lực được sử dụng công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng và đáp ứng trách nhiệm giải trình cũng như duy trì được lâu dài các lợi ích mà ODA mang lại.

g. Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện dự án

Công tác này đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát dự án còn giúp thấy được những tồn tại, khó khăn cần giải quyết để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, cả điều chỉnh về cách thức thực hiện dự án cũng như một số nội dung trong hiệp định tài chính đã ký kết (nếu thấy có những điểm bất hợp lý trong văn kiện của dự án so với thực tế), phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý, nhằm đảm bảo chương trình/dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. Ngoài ra, nó còn giúp cho các cấp quản lý rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình, dự án khác.

Kết luận chương 1

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn vay ODA bao gồm: khái niệm, đặc điểm, phân loại dự án.

Phân tích khái niệm, quy trình, nội dung, đặc điểm, các giai đoạn, các hình thức và ý nghĩa QLDA đầu tư XDCT sử dụng vốn vay ODA và các văn bản Nhà nước liên quan đến QLDA đầu tư XDCT bằng nguồn vốn ODA làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLDA đầu tư xây dựng thủy lợi sử dụng nguồn vốn ODA tại Ban QLDA thủy lợi Thanh Hóa trong thời gian qua, từ đó nêu ra những tồn tại bất cập trong trong công tác quản lý dự án cần phải khắc phục.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY LỢI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ

ÁN THỦY LỢI THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa

Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa tiền thân là ban Kiến thiết cơ bản Thủy lợi trực thuộc Sở Thủy lợi cũ (nay là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đến năm 1993 được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đổi tên thành Ban quản lý công trình Thủy lợi thuộc sở Thủy lợi Thanh Hóa theo quyết định số 965 TC/UBTH ngày 02/08/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1995, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đổi thành Ban QLDA Thủy Lợi Thanh Hóa tại Quyết định số 3243 TC/UBTH ngày 30/11/1995.

Và đến năm 2005, được Chủ tịch UBND tỉnh kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban QLDA Thủy lợi theo Quyết định số1892/QĐ – CT ngày 13/07/2005.

Hiện nay, Ban QLDA Thủy lợi Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp kinh tế, có nhiệm vụ quyền hạn theo điều 36, khoản 3 điều 37 của Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình, thực hiện các nhiệm vụ khác khi các cấp có thẩm quyền giao. Cụ thể những năm qua Ban đã làm chủ đầu tư các dự án chuyên ngành Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng nguồn vốn ngân sách đại phương, nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra Ban còn được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ Chủđầu tư với dự án nhóm B, C bằng nguồn vốn Trung ương, vốn vay nước ngoài do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

Ban QLDA Thủy lợi Thanh Hóa hiện tại có 57 người, trong đó nam 44 người, nữ13 người, bao gồm: Thạc sỹ03 người; Đại học 46 người; Cao đẳng và Trung cấp 8 người; Trong đó có 27 người đã tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ đấu thầu

do Bộ kế hoạch và đầu tư tổ chức và đã được cấp chứng chỉ, chi bộ có 25 Đảng viên.

Chức năng nhiệm vụ: Quản lý thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực NN & PTNT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng các nguồn vốn trong nước và nước ngoài từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa dự án vào bàn giao sử dụng.

Trụ sở: Số06, Đường Hạc Thành, TP.Thanh Hóa Điện thoại: 0373.853.406 Fax: 0373.850.690

 Cơ cấu tổ chức: (hình 2.1)  Chức năng của các phòng ban

Các phòng chức năng trực thuộc là bộ phận tham mưu chuyên sâu nghiệp vụ, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý đểGiám đốc ra quyết định quản lý. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và thực hiện các quyết định của Giám đốc, cụ thể:

- Trực tiếp tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao đúng quy định của Pháp luật, quy định của Nhà nước.

- Giữ mối liên hệ với các Sở, Ban ngành địa phương. Cung cấp những thông tin cần thiết.

- Dự thảo các văn bản, các báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất.

- Trực tiếp quản lý, cập nhật, lưu trữ hồ sơ của các dựán được giao, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý theo quy định.

- Lưu trữ các hồsơ, tài liệu, văn bản có liên quan phục vụ công tác.

- Khi kết thúc dự án, các phòng chức năng phối hợp trong thanh, quyết toán công trình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, phục vụ công tác Thanh tra, Kiểm toán theo quy định của Nhà nước.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban chức năng trong Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa

Mối quan hệ qua lại; Mối quan hệ phản hồi; Mối quan hệ chỉđạo

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa

2.1.3. Tình hình thực hiện các dự án hiện nay của Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa Giám đốc Phạm Công Văn Phó giám đốc Cao Bát Chí Phó giám đốc Đặng Tiến Dũng Phòng QLDA 1 Phòng kinh tế tổng hợp Phòng QLDA 2

Bảng 2.1. Tổng hợp các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA do Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa thực hiện

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT TÊN DỰ ÁN

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ NGUỒN VỐN Vốn vay ADB Vốn đối ứng Tổng 1 Khắc phục khẩn cấp

hậu quả thiên tai năm 2005 174 31 205 ADB

2 Quản lý rủi ro thiên tai 90 16 106 WB4

3

Thuỷ lợi Miền Trung

Hệ thống tưới huyện Thạch Thành

158,5 58,4 216,9 ADB4

4

Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh Miền Trung

255,7 47,3 303 ADB&AFD

Tổng 678,2 152,7 830,9

2.2. Tình hình đầu tư các dự án thủy lợi bằng nguồn vốn ODA ở Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa trong 3 năm 2011, 2012, 2013 dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa trong 3 năm 2011, 2012, 2013

a. Dự án Khắc phục hậu quả thiên tai năm 2005, vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và đối ứng tỉnh

- Tổng nguồn vốn đầu tư: 205 tỷđồng;

- Thực hiện giải ngân thanh toán năm 2011 là: 15,793 tỷđồng;

- Tổng tiểu dự án: 07 tiểu dự án.

Các TDA thuộc nhóm ưu tiên 1: 04 tiểu dự án, gồm:

+ Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê biển Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc; + Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê biển Xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia;

2.2.1. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn vay ODA trong năm 2011 vay ODA trong năm 2011

+ Sửa chữa, nâng cấp đường Xuân Lâm - Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia; + Sửa chữa, nâng cấp đường Xuân Quỳ -Thanh Quân, huyện Như Xuân; Các TDA thuộc nhóm ưu tiên 2: 03 tiểu dự án, gồm:

+ Sửa chữa, nâng cấp đê sông Cầu Chày, huyện Thọ Xuân; + Sửa chữa, nâng cấp hồ Khe Nhòi, huyện Tĩnh Gia;

+ Sửa chữa, nâng cấp trạm bơm Định Tiến, huyện Yên Định;

- Tổng số gói thầu các TDA thuộc nhóm ưu tiên 1 gồm: 12 gói thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu xong trong năm 2007, 2008, hiện đã hết thời gian bảo hành.

- Tổng số gói thầu các TDA thuộc nhóm ưu tiên 2 gồm: 03 gói thầu tổ chức đấu thầu xong năm 2009, đã bàn giao đưa vào sử dụng,đang trong thời gian bảo hành.

- Tiến độ thực hiện:

+ Hạng mục bổ sung 4 của kè Y Vích Hậu Lộc thi công xong đã bàn giao đưa vào sử dụng.

+ Tiểu dự án HồKhe Nhòi đã tổng nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành tháng 10/2010.

+ Tiểu dự án đê sông Cầu Chày, huyện Thọ Xuân đã bàn giao đưa vào sử dụng tháng 3/2011.

b. Dự án thủy lợi miền Trung (ADB4)

- Dự án gồm 02 hợp phần:

+ Hợp phần A: Cải tiến các hệ thống quản lý tưới + Hợp phần B: Nâng cấp cơ sở hạ tầng tưới - Tổng nguồn vốn đầu tư: 216,9 tỷđồng;

- Tổng số gói thầu: 17 gói thầu

- Thực hiện giải ngân thanh toán giá trị xây lắp năm 2011 là: 72,533 tỷđồng.

c. Dự án rủi ro thiên tai (WB4) vốn vay Ngân hàng Thế giới

- Dự án gồm 04 hợp phần:

+ Hợp phần 1: Các biện pháp công trình và phi công trình để giảm nhẹ thiên tai (đầu tư xây dựng Hệ thống tiêu úng Cầu Khải huyện Yên Định), đang trong thời gian bảo hành.

+ Hợp phần 2: Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (trong dự án có nội dung đầu tư xây dựng công trình đường giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn tại 3 xã Yên Phú, Định Tăng và Yên Lạc của huyện Yên Định);

+ Hợp phần 3: Hỗ trợ tái thiết sau thiên tai (đầu tư 16 hạng mục công trình, gồm 09 công trình thủy lợi; 06 công trình trường học và 01 công trình giao thông trên địa bàn các huyện: Cẩm Thủy; Thọ Xuân; Yên Định; Vĩnh Lộc; Hoằng Hóa; Hậu Lộc và Hà Trung), đã hết thời gian bảo hành.

+ Hợp phần 4: Quản lý dựán và tăng cường thể chế (Lập kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và xây dựng mô hình thủy lực sông Mã do Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi – Bộ NN & PTNT trực tiếp thực hiện, sản phẩm hoàn thành bàn giao tại tỉnh Thanh Hóa).

- Tổng nguồn vốn đầu tư: 157 tỷđồng, trong đó: + Hợp phần 1: 105,54 tỷđồng;

+ Hợp phần 2: 9,56 tỷđồng; + Hợp phần 3: 42,00 tỷ đồng. - Tổ chức thi công xây dựng:

+ Hợp phần 1; Hợp phần 2; Hợp phần 3 đã xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng vào tháng 2009 (Đã có báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư của TDA kèm theo tháng 12 năm 2010).

- Giải ngân thanh toán năm 2011: 7,918 tỷđồng

d. Dự án phát triển Nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung, vốn vay ADB, AFD và vốn đối ứng tỉnh

- Thanh Hóa tham gia dự án phát triển Nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung với 17 tiểu dự án thành phần, trong đó có 12 tiểu dự án sửa chữa nâng cấp đường giao thông; 05 tiểu dự án sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi gồm các tiểu dự án sau:

+ Kiên cố hóa hệ thống kênh tưới N19, N20, N21, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

+ Kiên cố hóa hệ thống kênh Nam đoạn từ K32+823-K36+690 và kênh N5/8 đoạn từ K1+500-K6+826, huyện Nông Cống;

+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống Trạm bơm Sa Loan, huyện Nga Sơn;

+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu 5 xã và mở rộng cống Bái Trung, huyện Hậu Lộc;

+ Trạm bơm tiêu úng Hang Trâu và kênh tưới N15, huyện Triệu Sơn;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Thiệu Long - Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Công Chính - Yên Mỹ, huyện Nông Cống;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã 4B, huyện Quảng Xương;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Thiệu Châu - Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Hoằng Tiến - Hoằng Thanh - Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Văn Lộc - Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Định Tân - Định Tiến và Yên Trường – Yên Trung, huyện Yên Định;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ Thị Trấn Triệu Sơn- Thọ Bình, huyện Triệu Sơn;

+ Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn từ QL 217 đi Cẩm Vân - Cẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thuỷ lợi Thanh Hóa (Trang 33)