dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản Luật có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình đầu tư xây dựng...tránh việc tùy tiện, duy ý chí, chủ quan nóng vội không xem xét cân nhắc đến các yếu tố khách quan mà áp dụng những biện pháp không thích hợp.
Đảm bảo tính khoa học, logic: Đề xuất các giải pháp quản lý dự án phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, có phân tích tính toán dựa trên các mô hình toán học, cơ cấu tổ chức các phần mềm chuyên dụng sao cho phù hợp. Tuân thủ thực hiện theo các khía cạnh Pháp luật.
Từ những nguyên tắc, định hướng và mục tiêu phát triển, những thuận lợi, khó khăn như đã phân tích, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi bằng nguồn vốn ODA.
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh dựng thủy lợi bằng nguồn vốn ODA tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi Thanh Hóa
3.4.1.1.Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án a. Cơ sở đưa ra giải pháp
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn không gây lãng phí, công tác thẩm tra thẩm định và phê duyệt dự án là bước cuối cùng để xem công trình có được quyết định đầu tư hay không. Ban Quản lý cần từng bước nâng cao chất lượng công tác này để đảm bảo kết quả thẩm tra, thẩm định chính xác giúp công tác quản lý chi phí cũng như công trình dễdàng hơn.
b. Nội dung của giải pháp
Về nâng cao kinh nghiệm năng lực cho đội ngũ làm công tác thẩm tra, thẩm định: Cử cán bộluân phiên đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do các Ban ngành, Sở tổ chức, các trung tâm bồi dưỡng.
Trong quá trình thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định các cán bộ thực hiện công tác này cần chú ý những việc sau: