nước đối với các dự án ODA, phân cấp và phân định rõ trách nhiệm đối với các Bộ ngành, các cơ quan trực tiếp quản lý và đối với những người được hưởng lợi từ dự án sử dụng vốn ODA.
- Xây dựng qui chế phù hợp, hài hoà thủ tục giữa các nhà tài trợ với các quy định của Chính phủ Việt Nam trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án từ khâu thiết kế, xây dựng dự án đến ký kết, giải ngân và sử dụng vốn ODA nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA có hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, đảm bảo khảnăng trả nợ
+ Có qui hoạch tổng thể và qui hoạch riêng trong từng ngành sử dụng vốn ODA, + Xây dựng dự án khả thi phải có khảnăng phát triển bền vững;
+ Tổ chức triển khai dự án và khai thác dự án sau khi dự án kết thúc;
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát đánh giá tốt đối với từng dự án từ khi ký kết hiệp định, đến giải ngân, thanh quyết toán, đảm bảo tính bền vững sau khi dự án đã kết thúc.
- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA
+ Quản lý nguồn vốn ODA cần được thực hiện chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối của chu trình quản lý dự án. Cụ thể từkhâu xác định dự án, xây dựng dự án, ký kết hiệp định, tổ chức thực hiện dựán, bàn giao và đưa vào sử dụng.
+ Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA là công việc đặc biệt cần thiết đối với nước nhận tài trợ. Đây là một trong những công việc quan trọng của việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA được đầu tư đúng hướng và sử dụng có hiệu quả có tác động rất tích cực đối với phát trển kinh tế xã hội, tạo điều kiện và khảnăng trả nợ, mở rộng quan hệ với các đối tác tài trợ.
Việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam và xây dựng một hình ảnh đẹp về Việt Nam đối với bạn bè các nước trên thề giới.
Giai đoạn từ 2013-2020 và các năm tiếp theo, do kinh tế Việt Nam được cải thiện, các nhà tài trợ sẽ giảm dần cho vay ưu đãi. Do vậy, cần sử dụng nguồn vốn