Thứ nhất, nguồn vốn ODA khi đã được ký kết là nguồn vốn NSNN và nợ nước ngoài của Nhà nước, cần đưa vào cân đối NSNN, hàng năm trình Quốc hội xem xét quyết định cùng với dự toán NSNN. Quy trình quản lý và quyết toán vốn ODA thực hiện theo quy định của luật NSNN.
Thứ hai, các quy định pháp lý về ODA hiện nay chưa đồng bộ, tản mạn, tính pháp lý chưa cao, Chính phủ khẩn chương sửa đổi khung pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật ký kết và thực hiện các điều ước Quốc tế đã được Quốc hội thông qua. Cũng cần sớm đặt vấn đề nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành Luật về quản lý vốn ODA và thay thế các Nghịđịnh và văn bản còn phân tán trước đây.
Thứ ba, Ban hành các chếtài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư. Về quy định đầu tư sai gây lãng phí, thất thoát phải sử lý hành chính, trách nhiệm hình sự hoặc cách chức, miễn nhiệm. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng của dự án; chấm dứt tình trạng giao cho người không đủ điều kiện, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án. Sắp xếp lại các Ban QLDA theo các tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp. Chủđầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên các Ban QLDA, phát triển kịp thời những vấn đềphát sinh và đề xuất biện pháp xử lý.
Thứ tư, Bộ KH & ĐT cần sớm đưa ra mô hình QLDA ODA phù hợp, trong đó xác định rõ tính pháp lý của các BQL theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, tăng cường tính minh bạch, chống khép kín và tự chịu trách nhiệm. Bộ tài chính cần kiện toàn hệ thống quản lý tài chính, đặc biệt là khâu kiểm soát và quyết toán công trình sử dụng vốn ODA; kho bạc nhà nước cần tăng cường công tác đối chiếu, kiểm soát chi theo tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, hồ sơ thanh toán, phát hiện kịp thời việc lập chứng từ sai quy định, móc ngoặc giữa Ban QLDA với nhà thầu tư vấn giám sát để khai khống, rút ruột công trình và vốn Nhà nước.
Thứ năm, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán.
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn ODA tại các Ban Quản lý dự án