Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến đến động thái sinh trưởng và phát triển của giống ngô

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 48)

Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của ngô.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một trong hai chỉ tiêu chính phản ánh sự sinh trưởng , phát triển của cây ngô qua các thời kỳ khác nhau. Nó là đặc trưng hình thái có liên quan chặt chẽ đến bản chất di truyền, đặc điểm sinh lý, sinh hoá cùng các yếu tố kỹ thuật áp dụng. Chiều cao cây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời, khả năng chống đổ, khả năng chống chịu sâu bệnh và việc bố trí mật độ trên đồng ruộng. Chiều cao cây được tính bằng chiều cao từ mặt đất lên đến chót lá vuốt thẳng lên. Động thái tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện qua bảng số liệu 4.5.

Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô NK4300 trên các loại bầu cải tiến.

TG

CT Ngày 25/3 Ngày 1/4 Ngày 8/4 Ngày 15/4 Ngày 22/4 Ngày 29/4

CT 1 30,81 54,20 76,25 105,63 142,67 171,50 CT 2 37,27 64,55 89,87 120,40 156,27 183,03 CT 3 39,12 63,75 88,92 119,57 156,67 183,80 CT 4 33,56 57,58 81,87 109,10 142,47 171,43 CT 5 35,61 61,20 87,37 116,57 149,57 178,57 CT 6 29,98 51,65 78,47 109,17 150,33 176,43 ĐC 42,87 67,17 91,15 120,37 156,27 184,30

Biểu đồ 4.8: Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô NK4300.

Qua bảng số liệu 4.5 và biểu đồ 4.8 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô NK4300 trên các công thức khác nhau tương đối và khá đồng đều giữa các thời kì sinh trưởng, do điều kiện thời tiết khá thuận lợi trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Giai đoạn từ gieo đến ngày 25/3, tốc độ tăng trưởng về chiều cao ở các công thức đã có sự khác biệt khá lớn, chiều cao cây vuốt lá đạt từ 29,98 cm đến 42,87 cm. Công thức 2 và 3 có tốc độ tăng

trưởng chiều cao lớn (39,12 cm đối với CT3 và 37,27 cm đối với CT2); đối

chứng (ĐC) cao nhất đạt 42,87 cm. Công thức 4 và 5 có tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình 33,56 cm – 35,61 cm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của CT1, CT6 thấp; thấp nhất là CT6 (29,98 cm). Nguyên nhân chủ yếu là do bộ rễ kém phát triển hơn, khả năng hút nước và dinh dưỡng thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm.

Từ tuần theo dõi thứ 3 và 4 trở đi, cây ở trong giai đoạn 7 – 9 lá đến xoắn nõn (giai đoạn vươn cao) nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt mức tối đa. Tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 35 – 41 cm/ tuần. Trong các công thức theo dõi ở thí nghiệm, các công thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình nhanh là CT2 (29,15 cm/ tuần); CT3 (28,94cm/tuần); ĐC (29,29cm/tuần). CT4 là công thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao thấp nhất (27,57cm/tuần).

Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến tới động thái ra lá của giống ngô NK4300 trong vụ xuân 2014.

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu của cây ngô, lá còn là cơ quan hô hấp, trao đổi khí và dự trữ dinh dưỡng cho cây. Do vậy số lá trên cây và tốc độ ra lá phù hợp sẽ quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất cây trồng. Số lá và tuổi thọ lá liên quan đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá. Thông thường những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì số lá trên cây ít hơn những giống có thời gian sinh trưởng dài ngày. Giống như sự tăng trưởng chiều cao của cây thì tốc độ ra lá cũng là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng ngô. Lá ngô là bộ phận quyết định đến khả năng quang hợp tích luỹ chất hữu cơ nuôi sống cây và cung cấp chất dinh dưỡng nuôi hạt. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, lá ngô đóng vai trò quan trọng trong việc quang hợp và tạo sản phẩm nuôi cây, nuôi bắp. Tốc độ ra lá nhanh chứng tỏ cây sinh trưởng phát triển tốt và ngược lại.Việc theo dõi động thái tăng trưởng của lá sẽ giải quyết được vấn đề về khâu kỹ thuật trồng trọt, giúp cho người trồng ngô cung cấp kịp thời, hợp lý các yếu tố dinh dưỡng để cây ngô có năng suất cao phẩm chất tốt và đánh giá được dòng ngô tốt.

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả về động thái tăng trưởng số lá của các công thức khác nhau được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các loại bầu cải tiến tới động thái ra lá của giống ngô NK4300 trong vụ xuân năm 2014.

TG CT Ngày 25/3 Ngày 1/4 Ngày 8/4 Ngày 15/4 Ngày 22/4 Ngày 29/4 CT 1 4,40 6,30 7,53 9,33 12,03 14,47 CT 2 4,77 6,70 7,83 9,63 12,57 15,57 CT 3 4,83 6,80 7,90 9,73 12,70 15,67 CT 4 4,57 6,50 7,70 9,23 12,03 14,70 CT 5 4,63 6,73 7,77 9,63 12,50 15,27 CT 6 4,10 6,30 7,53 9,23 11,80 14,27 CT 7 4,67 6,60 8,00 9,83 12,87 16,03

Ghi chú: TG: Thời gian theo dõi, CT: công thức thí nghiệm

Biểu đồ 4.9: Động thái tăng trưởng số lá của giống ngô NK4300 trên các công thức khác nhau trong vụ xuân năm 2014.

Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.9 cho thấy: Tốc độ ra lá của các công thức trong thí nghiệm tương đối đồng đều trong thời gian theo dõi, cao nhất ở tuần theo dõi thứ 5 và 6. Tất cả các công thức đều có tốc độ ra lá tương đồng với nhau và cao nhất là đối chứng ĐC (3,17 lá/tuần), thấp nhất là CT1 (2,33 lá/ tuần).

Một phần của tài liệu Sử dụng bầu cải tiến trồng ngô tại Gia Lâm – Hà Nội (Trang 48)